>

Công nghệ xử lý nước thải thủy sản

Công nghệ xử lý nước thải thủy sản

Công ty môi trường Ngọc Lân nhận xử lý nước thải Thủy Sản, công nghệ hiện đại, chất lượng cao, giá thành hợp lý. LH 0905555146

 

Công nghệ xử lý nước thải thủy sản AAO& MBR là một công nghệ xử lý hiện đại, hiệu quả và tiết kiệm rất nhiều diện tích. Công nghệ này đáp ứng hoàn hảo mọi yêu cầu của chủ đầu tư như tính mỹ quan, xử lý hiệu quả, tiết kiệm diện tích và hiệu quả kinh tế dài lâu.

Xử lý nước thải thủy sản

         – AAO là sự kết hợp nhiều quá trình xử lý ô nhiễm hữu cơ bằng sinh học  trong các điều kiện yếm khí(anaerobic), thiếu khí (anoxic) và hiếu khí (oxic), nhờ đó mà các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải được xử lý triệt để hơn. – MBR (Membrane Biological Reactor) là kỹ thuật tách sinh khối vi khuẩn bằng màng vi lọc với kích thước màng dao động từ 0,1 – 0,4µm. Nước thải chế biến thủy sản chứa phần lớn các chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ động vật và có thành phần chủ yếu là protein và các chất béo. Trong nước thải chứa các chất như  cacbonhydrat, protein, chất béo… khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu… Các chất dinh dưỡng (N,P) với nồng độ cao gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, rong tảo phát triển làm suy giảm chất lượng nguồn nước. Các vi sinh vật, đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính… Nồng độ ô nhiễm của nước thải thủy sản thể hiện cụ thể ở bảng sau.

Công nghệ xử lý nước thải thủy sản

1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải thủy sản

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải thủy sản

2. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải thủy sản

Nước thải từ các phân xưởng sản xuất theo mạng lưới thoát nước riêng dẫn đến bể lắng cát được đặt âm sâu dưới đất, ở đây sẽ giữ lại cát và các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn để đảm bảo sự hoạt động ổn định của các công trình xử lý tiếp theo. Nước thải được dẫn qua song chắn rác nhằm loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn như: giấy, gỗ, nilông, lá cây … ra khỏi nước thải. Trên mương dẫn nước thải đặt thiết bị lược rác thô trống quay nhằm vớt các loại đầu tôm, vi, vẩy cá… Nước thải sẽ chảy đến hầm tiếp nhận rồi bơm qua máy sàng rác tinh để loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn hơn 1mm. Từ máy lược rác tinh nước tự chảy xuống bể điều hòa. Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải được bơm từ bể điều hòa vào bể UASB. Tại bể UASB, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau : Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí  →  CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + … Bể UASB hoạt động theo nguyên lý nước thải chảy ngược qua lớp bùn hoạt tính. Nhờ đó các bong bóng khí sinh ra trong quá trình yếm khí, áp lực dòng chảy qua thiết bị hướng dòng sẽ tự phân bố nước thải cho vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ mà không cần tác động cơ khí như các công nghệ khác. Sau bể UASB nước thải được dẫn qua cụm bể MBR: kỹ thuật tách sinh khối vi khuẩn bằng màng vi lọc (micro-flitration). Trong bể duy trì hệ bùn sinh trưởng lơ lửng, các phản ứng diễn ra tại đây giống như các quá trình sinh học thông thường khác, nước sau xử lý được tách bùn bằng hệ lọc màng với kích thước màng khoảng 0,1 – 0,4 µm. Màng ở đây còn đóng vai trò như một giá thể cho vi sinh vật dính bám tạo nên các lớp màng vi sinh vật dày, làm tăng bề mặt tiếp xúc pha, tăng cường khả năng phân huỷ sinh học. Nhằm loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học, loại bỏ vi khuẩn trong nước thải mà không dùng hóa chấtBùn dư sẽ được bơm về bể chứa bùn để nén bùn sau đó bơm qua máy ép bùn để loại bỏ nước, giảm khối tích bùn. Bùn khô được cơ quan chức năng thu gom và xử lý định kỳ. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.

Kết luận: Với các quy định ngày càng khắt khe từ phía chính phủ, thì việc đầu tư một hệ thống xử lý nước thải như công nghệ XLNT thủy sản AAO&MBR là điều nên làm.

Thông số cơ bản

Thông số công nghệ xử lý nước thải

Hãy liên hệ công ty môi trường ngọc lân để được tư vấn miễn phí về Công nghệ xử lý nước thải thủy sản.

Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả !

Xem thêm: