>

Hệ thống xử lý nước thải gốm sứ

 

Xử lý nước thải gốm sứ

Hệ thống xử lý nước thải gốm sứ : Việc nghiên cứu công nghệ và thiết kế xây dựng he thong xu ly nuoc thai gốm sứ nhằm bảo vệ môi trường trong sạch là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn phát triển hiện nay và trong tương lai. Những năm gần đây, cùng với các ngành công nghiệp, ngành  trồng trọt chăn nuôi ngành gốm sứ của nước ta cũng tương đối phát triển và sản phẩm của chúng cũng ngày càng phong phú đa dạng, chất lượng không ngừng nâng cao, thị trường đang dần mở rộng. Theo mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta, ngành công nghiệp gốm sứ là một trong những ngành kinh tế trọng điểm, ngành công nghiệp này đã và đang phát triển mạnh mẽ đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước và phục vụ cho xuất khẩu. Bên cạnh những lợi nhuận kinh tế cao ngành công nghiệp gốm sứ cũng gây tác hại tiêu cực cho môi trường sinh thái. Đó chính là mặt trái của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Hậu quả của nó là môi trường đang ngày càng bị phá hủy nghiêm trọng, mất tính đa dạng sinh học, thay đổi khí hậu toàn cầu…

Sơ đồ sản xuất nước thải gốm sứ

Đất rót và đất in từ xưởng số 2 được chuyển qua xưởng số 1 để sản xuất gốm thô. Khi đưa vào quy trình sản xuất gốm thô, đất được trộn với silicat, sản phẩm gốm thô được đem phơi, lưu kho, cung cấp cho khách hàng. Sản phẩm: bình cắm hoa các loại, chậu đựng hoa các loại, với các loại,… Nước thải sản xuất – Nguồn phát sinh: từ quá trình vệ sinh nhà máy và máy móc thiết bị sau mỗi giờ làm việc. – Thành phần gây ô nhiễm trong môi trường nước thải sản xuất là chất rắn lơ lửng (thông số SS). Các chất rắn lơ lửng khi thải ra môi trường sẽ làm mất vẻ mỹ quan, cản trở sự truyền sáng từ đó ngăn cản quá trình trao đổi oxy trong môi trường nước. Nước thải sinh hoạt – Nguồn phát sinh: từ hoạt động sinh hoạt của công nhân. – Thành phần, tính chất:

Thông số ô nhiễm nước thải gốm sứ

Thông số xử lý nước thải gốm sứ

1. Công nghệ hệ thống xử lý nước thải gốm sứ:

 

Nước thải ở mỗi dây chuyền sản xuất được thu gom bằng hệ thống mương thu nước. Phía trước bể gom chúng tôi đặt song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn trong nước thải. Tại bể này thì một phần cặn có kích thước lớn (cát, đá vụn) được lắng xuống. Sau đó, nước thải được bơm lên bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Tại bể điều hòa, chúng tôi bố trí máy khuấy trộn chìm nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu. Từ bể điều hòa nước được bơm sang bể phản ứng. Tại bể phản ứng, hóa chất keo tụ được châm vào bể với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ bằng bơm định lượng hóa chất. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, hóa chất keo tụ được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải, hình thành các bông cặn nhỏ li ti khắp diện tích bể. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông. Dưới tác dụng của chất trợ keo tụ và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng. Hỗn hợp nước và bông cặn ở bể keo tụ tạo bông tự chảy sang bể lắng 1. Phần bùn trong nước thải được giữ lại ở đáy bể lắng. Lượng bùn này được bơm qua bể chứa bùn. Nước thải tiếp tục được chảy qua bể Aerotank, ở bể này hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải giảm rất nhiều nhờ sự phân hủy sinh học của các vi sinh hiếu khí. Trong bể có hệ thống sục khí để cấp một lượng oxy cần thiết cho vi sinh hoạt động. Nước thải tiếp tục được bơm qua bể lắng 2. Bể lắng 2 cũng thực hiện chức năng lắng như bể lắng 1. Bùn được giữ lại ở đáy bể lắng.  Một phần được tuần hoàn lại bể Aerotank, một phần được đưa đến bể chứa bùn. Tại đây, hàm lượng SS, BOD, COD đã được xử lý tương đối triệt để. Tiếp theo, nước trong chảy qua bể trung gian được bơm lên bể lọc áp lực với các vật liệu lọc để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể lọc Ultrafiltration(UF) nhằm loại bỏ các vi sinh vật, loại bỏ màu và các chất rắn hòa tan trong nước.

3. Ưu điểm công nghệ

Đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật; Xử lý các chất dinh dưỡng (nito,phospho) trong nước thải. Đây là đặc điểm nổi bật so với các công nghệ khác. Các công nghệ khác thường không đạt các chỉ tiêu này; Đây là công nghệ thân thiện với môi trường, không dùng hóa chất trong quá trình xử lý; Thời gian thi công, lắp đặt ngắn; Chi phí vận hành và bảo trì thấp, hiệu quả xử lý ổn định. Yêu cầu về không gian nhỏ hơn các thiết bị xử lý nước thải truyền thống.  Tiết kiệm diện tích sử dụng; Chi phí vận hành, bảo trì bảo dưỡng thấp; Hòa hợp với các công trình hiện hữu.

4. Nhược điểm công nghệ

Nhân viên vận hành cần được đào tạo về vận hành trạm xử lý nước thải ứng dụng công nghệ vi sinh và công nghệ khử trùng không dùng hóa chất; · Chất lượng nước thải sau xử lý có thể bị ảnh hưởng nếu một trong những công trình đơn vị trong trạm không được vận hành đúng các yêu cầu kỹ thuật.

Liên hệ cong ty moi truong Ngọc Lân để được tư vấn các công nghệ xử lý hiện đại, giá thành phải chăng, phục vụ chu đáo, chế độ bảo hành tốt cho các Hệ thống xử lý nước thải gốm sứ.

Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả !