>

Hệ thống xử lý nước thải tòa nhà

Hệ thống xử lý nước thải tòa nhà

Nhận xử lý nước thải tòa nhà, cao ốc, trung tâm thương mại, xử lý nước thải sinh hoạt cho cụm dân cư. Cam kết chất lượng loại A, giá thành rẻ nhất, công nghệ hiện đại nhất.

Liên hệ : 0905555146 – Email: mtngoclanco@gmail.com.

Hiện nay xử lý nước thải tòa nhà bị xem nhẹ, chỉ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tòa nhà mang tính chất đối phó. Do đó hầu hết lượng nước thải sinh hoạt từ tòa nhà xả thải ra môi trường không đạt chuẩn. Biết tâm lý của các chủ đầu tư thích rẻ nên rất nhiều công ty môi trường thi nhau giảm giá để trúng thầu. Ông bà ta nói “của rẻ là của ôi” và câu nói này luôn đúng. Một hệ thống xử lý nước thải tòa nhà bài bản và đúng quy trình phải có hiếu khí, yếm khí và thiếu khí, khử trùng để khử Nito, P, BOD, vi khuẩn…và phải có rất nhiều kinh nghiệm mới khử được Nitơ cao trong nước thải sinh hoạt của tòa nhà. Khi chúng ta giảm giá đi đồng nghĩa chúng ta cắt bớt thể tích bể, bỏ bớt quy trình, bớt thiết bị, kỹ sư thi công, kỹ sư thiết kế công trình là những người ít kinh nghiệm lương rẻ dẫn đến chất lượng công trình chắc chắn không đảm bảo. Việc này cũng như đi một 100 km phải đổ xăng cho xe máy là 3 lít. Nếu chúng ta đổ xăng có 2 lít thì vừa đi vừa đẩy bộ xe mới đến nơi được.

xử lý nước thải tòa nhà

Xử lý nước thải mương ô xi hóa  khu dân cư Phú Mỹ Hưng

Hệ thống xử lý nước thải ở nước ta đều cũ kỹ và lạc hậu. Công nghệ truyền thống thường sử dụng phương án sinh học hiếu làm chủ đạo cho xử lý nước thải tòa nhà. Nhược điểm của công nghệ truyền thống là hệ thống đòi hỏi diện tích lớn và thường có một số chỉ tiêu không đạt theo quy chuẩn mới ban hành như N, P , BOD, COD. Mà với các tòa nhà tọa lạc tại các khu đất vàng, đắc địa thì mỗi tấc đất là tấc vàng, bỏ tiền ra xây dựng một tòa nhà hàng trăm tỷ đồng mà chỉ vì cái hệ thống xử lý nước thải dơ dáy, hôi hám hành tội thì thật không đáng. Vậy nên các chủ đầu tư thường phải cân nhắc kỹ càng công nghệ xử lý làm sao mỹ quan, gọn nhẹ, ít tốn diện tích và đạt chất lượng xã thải.
Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải Hybri được áp dụng để dần thay thế công nghệ truyền thống. Công ty chúng tôi là công ty môi trường đi đầu với việc áp dụng công nghệ mới vào thực tiễn như: AAO&MBR, AO&MBR, AAO&MBBR, MBBR, MBR, UNITANK, SBR… tiết kiệm được ½ diện tích sử dụng, nước thải sau xử lý hoàn toàn đạt tiêu chuẩn xả thải do nhà nước ban hành. Thời gian thi công nhanh chóng, mỹ quan và tránh được mùi hôi thối do hệ thống phát sinh.

Chúng tôi chia sẻ một vài kinh nghiệm khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải tòa nhà cho quý khách như sau:

Muốn xây dựng được một hệ thống hoàn chỉnh, đảm bảo chất lượng giá cả phải chăng thì chủ đầu tư phải cân nhắc giá cả và chọn nhà thầu có uy tín.

Giá cả: trên thị trường xử lý nước thải sinh hoạt tòa nhà, giá một m3 nước thải thường 12 triệu đồng đến 18 triệu đồng tùy theo lưu lượng, xuất xứ hàng hóa, hệ thống điện điều khiển, thiết bị quan trắc…Nếu rẻ hơn giá trên, chủ đầu tư nên kiểm tra xem có gì bất thường hay không!

Tham khảo: Theo Quyết Định của Bộ Xây Dựng:  451/QĐ-BXD thì suất vốn đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải tòa nhà dưới 2000 m3/ngày là 23 triệu đồng/m3/ngày đêm.

Lựa chọn nhà thầu uy tín: Các nhà thầu uy tín là các công ty môi trường có kinh nghiệm trên 5-10 năm. Ngoài ra chủ đầu tư nên kiểm tra hồ sơ năng lực của họ như hợp đồng trên 3 công trình tương tự, tham quan công trình và tham vấn các chủ đầu tư đó về uy tín của nhà thầu.

Lựa chọn sản phẩm: Chủ đầu tư nên mời các nhà thầu thuyết trình quy trình và công nghệ, từ đó sẽ so sách giá cả, quy trình, chất lượng sản phẩm cũng như có cái nhìn khách quan về kinh nghiệm và trình độ của nhà thầu. Từ đó chủ đầu tư sẽ có quyết định lựa chọn nhà thầu hợp lý nhất.

Hy vọng qua vài dòng tâm sự như trên quý khách sẽ chọn được nhà thầu ưng ý!

 

xử lý nước thải tòa nhà

hệ thống xử lý nước thải tòa nhà

Hệ thống xử lý nước thải tòa nhà

Các tòa nhà, bao gồm các khách sạn, cao ốc, chung cư… có lượng nước thải phát sinh từ các nguồn thải như: tắm giặt, nấu nướng, chùi rửa nhà, nước thải nhà vệ sinh… có các chỉ danh BOD, COD, SS, coliform khá cao, cần được xử lý trước khi thải ra môi trường nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường sống của chúng ta.

Đặc tính ô nhiễm và tiêu chuẩn xả thải của nước thải tòa nhà được thể hiện ở bảng sau:

xử lý nước thải tòa nhà

      
Trong nội dung bài viết này chúng tôi xin giới thiệu công nghệ  xử lý nước thải tòa nhà thường được sử dụng:

      a. Sơ đồ công nghệ

  Mô hình xử lý nước thải tòa nhà

   b. Thuyết minh sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tòa nhà:

   Nước thải từ các khu vực phát sinh theo mạng lưới thoát nước riêng dẫn đến bể thu gom và lắng cát, bể này sẽ giữ lại cát và các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn để đảm bảo sự hoạt động ổn định của các công trình xử lý tiếp theo. Trước khi vào bể lắng cát, nước thải được dẫn qua thiết bị lọc rác thô nhằm loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn như: giấy, gỗ, nilông, lá cây… ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải sẽ được bơm lên bể điều hòa.

   Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào.

     Nước thải sau khi đi qua bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải tòa nhà được bơm lên bể MBBR để xử lý triệt để các chất ô nhiễm: BOD, COD, nitơ, photpho,… Tại đây, hệ thống khuấy trộn chìm và hệ thống phân phối khí được lắp đặt trong bể. Khi hệ thống khuấy trộn chìm hoạt động, môi trường thiếu khí được hình thành, quá trình xử lý nitơ, photpho và các chất ô nhiễm trong nước thải diễn ra mạnh mẽ.

   Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.

   Nồng độ bùn hoạt tính trong bể dao động từ 1.500-4.000 mg MLVSS/L. Nồng độ bùn hoạt tính càng cao, tải trọng hữu cơ áp dụng của bể càng lớn. Oxy (không khí) được cấp vào bể Aerotank cải tiến bằng các máy thổi khí (airblower) và hệ thống phân phối khí có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10 µm. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3-, (2) xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý, (3) giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, Các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm, (4) tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật. Tải trọng chất hữu cơ của bể trong giai đoạn xử lý aerotank dao động từ 0,8-1,9 kg BOD/m3.ngày đêm. Các quá trình sinh hóa trong bể hiếu khí được thể hiện trong các phương trình sau:

   Oxy hóa và tổng hợp:

COHNS (chất hữu cơ) + O2 + Chất dinh dưỡng + vi khuẩn hiếu khí —-> CO2 + H2O + NH3 + C5H7O2N (tế bào vi khuẩn mới) + sản phẩm khác

    Hô hấp nội bào:

C5H7O2N (tế bào) + 5O2 + vi khuẩn —> 5CO2 + 2H2O + NH3 + EHệ thống xử lý nước thải tòa nhà

Bên cạnh quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ thành carbonic CO2 và nước H2O, vi khuẩn thiếu khí Nitrisomonas và Nitrobacter còn oxy hóa ammonia NH3 thành nitrite NO2- và cuối cùng là nitrate NO3-.

Nitrat hóa xử nước thải tòa nhà:

Vi khuẩn Nitrisomonas:

2NH4+ + 3O2  —->  2NO2- + 4H+ + 2H2O

Vi khuẩn Nitrobacter:

2NO2- + O2 —>   2 NO3-

Tổng hợp 2 phương trình trên:

NH4+ + 2O2 —>  NO3- + 2H+ + H2O

Lượng oxy O2 cần thiết để oxy hóa hoàn toàn ammonia NH4+ là 4,57 g O2/g N, với 3,43 g O2/g N được dùng cho quá trình nitrite và 1,14 g O2/g NO2 bị oxy hóa.

Trên cơ sở đó, ta có phương trình tổng hợp sau:

NH4+ + 1,731O2 + 1,962HCO3-  —-> 0,038C5H7O2N + 0,962NO3- + 1,077H2O + 1,769H+

   Phương trình trên cho thấy rằng mỗi một (01) g nitơ ammonia (N-NH3) được chuyển hóa sẽ sử dụng 3,96 g oxy O2, và có 0,31 g tế bào mới (C5H7O2N) được hình thành, 7,01 g kiềm CaCO3 được tách ra và 0,16 g carbon vô cơ được sử dụng để tạo thành tế bào mới.

Khử được nito NO3- trong xử lý nước thải tòa nhà ta phải sử dụng bể Anoxic.

Quá trình khử nitơ (denitrification) từ nitrate NO3- thành nitơ dạng khí N2 đảm bảo nồng độ

Nitơ trong nước đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường. Quá trình sinh học khử Nitơ liên quan đến quá trình oxy hóa sinh học của nhiều cơ chất hữu cơ trong nước thải sử dụng Nitrate hoặc nitrite như chất nhận điện tử thay vì dùng oxy. Trong điều kiện không có DO hoặc dưới nồng độ DO giới hạn ≤ 2 mg O2/L (điều kiện thiếu khí)

C10H19O3N + 10NO3-  —> 5N2 + 10CO2 + 3H2O + NH3 + 100H+

   Quá trình chuyển hóa này được thực hiện bởi vi khuẩn khử nitrate chiếm khoảng 10-80% khối lượng vi khuẩn (bùn). Tốc độ khử nitơ đặc biệt dao động 0,04 đến 0,42 g  N-NO3-/g MLVSS.ngày, tỉ lệ F/M càng cao tốc độ khử tơ càng lớn.

   Nước sau thời gian xử lý tại bể MBBR trong hệ thống xử lý nước thải tòa nhà được bơm qua cột lọc thô nhằm loại bỏ các cặn rắn, cặn lơ lửng có trong nước.
Nước thải sau đó được bơm tiếp đến màng Nano ngập nước. Màng Nano khử trùng có tác dụng loại bỏ 99% vi khuẩn, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng… có trong nước trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Quá trình khử trùng này không dùng chất khử trùng. Chất lượng nước đầu ra đáp ứng yêu cầu xả thải cho phép theo quy định hiện hành của pháp luật.

   Bùn ở bể MBBR được bơm tới bể chứa bùn để lưu trữ trong khoảng thời gian nhất định. Sau đó, bùn được các cơ quan chức năng thu gom và xử lý theo quy định. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.

   Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải tòa nhà MBBR:

+ Do quá trình sinh học hiếu khí và lắng được thiết kế chung trong một bể nên tiết kiệm được công việc xây dựng và thiết bị tới 50%.

+ Không dùng hóa chất, tiết kiệm chi phí xử lý.
+ Hệ thống hoạt động an toàn và tuổi thọ cao
Nhược điểm của công nghệ trên:
+ Chưa khử được nito do thiếu bể Anoxic.

Kết luận: Hệ thống xử lý nước thải tòa nhà như công nghệ trên không đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra bởi thiếu mất công đoạn xử lý nito ở bể thiếu khí Anoxic.

Hãy liên lạc công ty môi trường Ngọc Lân để được tư vấn miễn phí nếu quý khách có ý định xây dựng trạm xử lý nước thải.

Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả !

Xem thêm:

Phần mềm tính X- Lượng vi sinh vật cần thiết trong bể Aerotank

X tên gọi khác là MLVSS hay còn gọi là nồng độ bùn hoạt tính, là lượng vi sinh cần thiết phải nuôi cấy hoặc duy trì trong bể. Nếu X dư – bể hoạt động dưới tải, thì sau một thời gian dài các nguyên sinh động vật sẽ lấn át các vi khuẩn làm sạch nước thải, gây ra hiện tượng nổi bọt, nước màu vàng vàng, cặn lơ lửng li ti. Nồng độ bùn thấp thì chất lượng nước không đảm bảo bởi hàm lượng chất ô nhiễm sinh học chưa được loại bỏ hoàn toàn. Do đó nhiệm vụ của người kỹ sư là phải điều chỉnh X – nồng độ bùn hoạt tính cho đúng với trọng bể.

Công thức tính :

X=\frac{Q*BOD5}{V*F/M}

Chúng tôi xin giới thiệu phần mềm tính toán lượng bùn hoạt tính trong bể cho các bạn tiện kiểm tra một cách nhanh chóng.

Xem thêm các phần mềm khác tại đây :

  1. phần mềm tính tỷ số F/M
  2. Phần mềm tính ? – Tốc độ sử dụng thức ăn của vi sinh
  3. Tính thể tích bể Aerotank
  4. Tính lượng khí cung cấp cho bể Aerotank
  5. Tính lượng bùn hóa lý sinh ra
  6. Phần mềm kiểm tra tải trọng thể tích bể Aerotank