>

Xử lý nước thải cao su

Xử lý nước thải cao su

Công ty môi trường Ngọc Lân nhận xử lý nước thải cao su công nghệ xử lý mới, hiện đại, giá thành hợp lý, kinh nghiệm trên 15 năm xử lý nước thải cao su. Liên hệ : 0905.555.146 – Email: mtngoclanco@gmail.com.

quy trình xử lý nước thải cao su

Ngành công nghiệp cao su có tốc độ tăng trưởng khá cao trong những năm vừa qua và đem lại nguồn lợi rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh việc đem lại lợi nhuận thì chi phí bỏ ra để xử lý nước thải cao su cũng không kém các ngành công nghiệp còn lại vì mức độ ô nhiễm cao, chủ yếu là tổng nitơ và các chất hữu cơ. Hệ cân bằng sinh thái bị đe dọa nếu tiếp nhận các nguồn ô nhiễm như thế. Vì vậy, xử lý nước thải cao su cũng được sự quan tâm tương đương với việc tập trung phát triển ngành công nghiệp này.

công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt AAO

Xử lý nước thải cao su

 

Thành phần cao su:

Cao su thuộc dạng anken, có cấu trúc cao phân tử với một lượng lớn các nối đôi. Phân tử cơ bản là isoprene polymer, thành phần chủ yếu là cao su và nước,…

Bảng thành phần hóa học của mủ cao su

Thành phần

Phần trăm (%)

Cao su

35- 40%

Protein

2%

Quebrachilol

1%

Xà phòng, acid béo

1%

Chất vô cơ

0.5%

Nước

50- 60%

(Nguồn: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, 2002)

Công nghệ chế biến cao su
Đi từ hai loại nguyên liệu chủ yếu là mủ nước (latex) và mủ tạp (mủ đông).

Mủ nước (latex) :

–         Qua quá trình xử lý đánh đông, cơ nhiệt, cán, ép, cân,… sẽ cho ra cao su RSS, ADS, ICR, cao su CREPE, cao su khối SVR.

–         Từ mủ nước đem xử lý hóa chất ổn định, quá trình cơ – hóa – điện (ly tâm, cơ hóa, điện hóa) sẽ cho ra mủ cô đặc.

Mủ tạp (đông, chén, dây, đất,…): tiếp nhận phân loại, qua quá trình cơ – nhiệt, cán ép, cân sẽ cho ra cao su CREPE, cao su khối SVR.

Nước thải cao su :

Để xử lý nước thải cao su ta phải phân tích được nguồn gốc cũng như tính chất nước thải. Nước thải chế biến cao su được hình thành chủ yếu từ các công đoạn khuấy trộn, làm đông, gia công cơ học và nước rửa máy móc, bồn chứa. Nguồn phát sinh nước thải cao su khác nhau giữa các dây chuyền chế biến như sau:

–         Dây chuyền chế biến mủ ly tâm: Nước thải phát sinh từ quá trình ly tâm mủ, rửa máy móc thiết bị, các tăng xe chở mủ từ nông trường về, và vệ sinh nhà xưởng.

–         Dây chuyền chế biến mủ nước (latex): Nước thải phát sinh từ khâu đánh đông, từ quá trình cán băm, cán tạo tờ, băm cốm. Ngoài ra nước thải còn phát sinh do quá trình rửa máy móc thiết bị, các xe chở mủ và vệ sinh nhà xưởng.

–         Dây chuyền chế biến mủ tạp: Đây là dây chuyền sản xuất tiêu hao nước nhiều nhất trong các dây chuyền chế biến mủ. Nước thải phát sinh từ quá trình ngâm, rửa mủ tạp, từ quá trình cán băm, cán tạo tờ, băm cốm, rửa máy móc thiết bị và vệ sinh nhà xưởng,… Ngoài ra nước thải còn phát sinh do rửa xe chở mủ và sinh hoạt.

Để chế biến 1 tấn sản phẩm cao su khối thì phải thải ra môi trường khoảng 18 m3 nước thải. Phần lớn nước thải phát sinh từ công đoạn sản xuất mủ nước (chiếm 70%). Đặc tính ô nhiễm trong xử lý nước thải cao su được thể hiện trong bảng sau:

Bảng thành phần chất ô nhiễm trong nước thải chế biến mủ cao su

STT

Thành phần

Đơn vị

Công đoạn

Cống chung

Sản xuất mủ cốm

Sản xuất mủ ly tâm

Đánh đông

Cán cắt cốm

1

pH

4.7- 5.49

5.27- 5.59

4.5- 4.81

5.9- 7.5

2

COD

mg O2 /l

4358- 13127

1986- 5793

3560- 28450

3790- 13000

3

BOD5

mg O2 /l

3859- 9780

1529- 4880

1890- 17500

3200- 8960

4

SS

mg/l

360- 5700

249- 1070

130- 1200

286- 1260

5

N- NH3

mg/l

649- 890

152- 214

123- 158

138- 320

(Nguồn: Giáo trình xử lý nước thải PGS. TS Nguyễn Văn Phước, 2010)

  VẤN ĐỀ QUAN TÂM NHẤT TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU

Nước thải cao su thường có pH thấp, trong khoảng 4.2 đến 5.2 do việc sử dụng acid để làm đông tụ mủ cao su. Các hạt cao su tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như dạng huyền phù phát sinh trong giai đoạn đánh đông và cán crep, trong quá trình rửa bồn chứa, nước tách từ mủ ly tâm,… thì các hạt cao su tồn tại ở dạng nhũ tương và keo.

Trong nước thải còn chứa lượng lớn protein hòa tan, acid foocmic (dùng trong đánh đông) và N-NH3 (dùng trong kháng đông). Hàm lượng COD trong nước thải có thể lên đến 15.000 mg/l. (Nguyễn Văn Phước, 2010).

Các chất hữu cơ trong nước thải dễ phân hủy sinh học. Trong nước thải còn chứa một lượng lớn các hạt cao su chưa kịp đông tụ trong quá trình đánh đông và nó sẽ xuất hiện trong hệ thống xử lý nước thải cao su và gây cản trở quá trình xử lý.

Thành phần hóa học của nước thải cao su sẽ khác nhau giữa các chủng loại sản phẩm được thể hiện qua bảng sau:

Bảng thành phần hóa học của nước thải chế biến cao su

Chỉ tiêu

Chủng loại sản phẩm (đvt: mg/l)

Khối từ mủ tươi

Khối từ mủ đông

Cao su tờ

Mủ ly tâm

N hữu cơ

20.2

8.1

40.4

139

NH3– N

75.5

40.6

110

426

PO4- P

26.6

12.3

38

48

SO42-

22.1

10.3

24.2

35

Ca

2.7

4.1

4.7

7.1

Cu

Vết

Vết

Vết

3.2

Fe

2.3

2.3

2.6

3.6

K

42.5

48

45

61

Mg

11.7

8.8

15.1

25.9

(Nguồn: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, 2012)

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU

Cũng như các ngành công nghiệp khác thì xử lý nước thải cao su cũng có các phương pháp khác nhau từ cơ học đến hóa học – hóa lý và sinh học. Mỗi phương pháp xử lý sẽ có đặc thù riêng và nó sẽ giải quyết một hoặc một số vấn đề trong xử lý nước thải cao su.

Phương pháp cơ học: thì có các thiết bị và công trình như: song chắn rác, lưới lọc, bể lắng, tuyển nổi,…

Phương pháp hóa học và hóa lý: thì có trung hòa và keo tụ.

Phương pháp sinh học: sinh học kỵ khí, sinh học hiếu khí (aerotank, mương oxy hóa tuần hoàn, hoặc hồ sinh học (hồ sinh học hiếu khí, hồ sinh học kỵ khí, hồ sinh học tùy nghi).

Hầu hết các phương pháp nêu trên các bạn đã biết được công nghệ, nguyên tắc hoạt động cũng như quá trình thiết kế thi công thế nào. Tuy nhiên việc vận dụng vào thực tế như thế nào thì còn tùy thuộc vào bản lĩnh của người thiết kế biết cách sử dụng hợp lý các công trình và linh động trong quá trình thiết kế để đáp ứng được yêu cầu về xử lý nước thải cao su đạt chuẩn đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư.

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU

Từ việc phân tích quy trình sản xuất mủ cao su, các nguồn thải và tính chất nước thải. Ta cân nhắc giữa các yếu tố về kinh tế, kĩ thuật, nghiên cứu các phương pháp và công trình xử lý, việc đề xuất công nghệ xử lý tối ưu ta dựa vào quy trình sau:

TÍNH NỔI BẬT CỦA CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CAO SU

–          Sử dụng bể gạn mủ để thu hồi lượng mủ cao su (ở dạng huyền phù, nhũ tương và keo còn sót lại trong quá trình đánh đông, rửa các thiết bị máy móc) lơ lửng trong nước thải và tái sử dụng lượng mủ này, đồng thời giảm lượng SS trong quá trình xử lý nước thải cao su, vì vậy bể gạn mủ có vai trò quan trọng và rất là CP (cleaner production) mặc dù nó là công đoạn xử lý nước thải.

–         Bể tuyển nổi siêu nông DAF được sử dụng thay cho các công trình khác mang lại hiệu quả xử lý và tiết kiệm diện tích và chi phí đầu tư.

–         Bể kỵ khí sử dụng bùn hạt (do công ty môi trường Ngọc Lân chế tạo ra các hạt bùn có kích thước nhỏ) tạo điều kiện cho vi sinh vật dính bám và sinh trưởng phát triển, nó sẽ lơ lửng trong nước và tăng hiệu suất xử lý nước thải cao su.

–         Sử dụng mương oxy hóa + lắng sinh học thay cho các công trình sinh học hiếu khí khác vì ngoài xử lý BOD, COD thì ta còn phải xử lý nitơ và photpho trong xử lý nước thải cao su. Mà công trình này đáp ứng được đồng thời các chỉ tiêu trên.

–         Nước thải sau bể lắng sẽ vào bể trung gian để tạo điều kiện tốt cho bể lọc áp lực để loại bỏ các tạp chất rất nhỏ còn sót lại và loại bỏ vi sinh để thải ra nguồn tiếp nhận.

Các bạn hãy liên hệ với Công ty môi trường Ngọc Lân để được tư vấn miễn phí về công nghệ tối ưu trong xử lý nước thải cao su, đồng thời được tham quan công trình mà công ty đã thi công. Chúc quý khách và các bạn làm việc hiệu quả!

KSMT Bùi Hòa

Xem thêm: