>

Xử lý nước thải giấy

Công ty môi trường Ngọc Lân nhận xử lý nước thải giấy, công nghệ hiện đại, chất lượng cao, giá thành hợp lý. LH 0905555146

Xử lý nước thải giấy

Nhu cầu về sử dụng giấy của con người tỉ lệ với sự phát triển kinh tế của xã hội. Để đáp ứng nhu cầu thiết yếu đó thì ta phải gia tăng sản xuất và thành lập nhiều cơ sở sản xuất mới, vì thế môi trường bị ô nhiễm do nước thải giấy ngày càng báo động, và đòi hỏi chúng ta phải có những công nghệ để xử lý nước thải giấy tối ưu mang lại hiệu quả về kinh tế và kĩ thuật. Để tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy, hãy liên hệ cho công ty môi trường Ngọc Lân khi quý khách có nhu cầu.

slide_1

                        Xử lý nước thải sản xuất giấy

Ngày 26/11/1982 nhà máy giấy Bãi Bằng (nay là tổng công ty giấy Việt Nam) chính thức đi vào hoạt động với sự viện trợ không hoàn lại gần 2.7 tỷ Cuaron của chính phủ Vương Quốc Thụy Điển để xây dựng nhà máy, đã mở ra trang mới cho ngành Giấy Việt Nam, các nhà máy giấy lớn nhỏ lần lượt mọc lên như nấm từ ngày đấy. Và khi nhà máy dựng lên thì cho dù có to hay nhỏ đến cỡ nào thì đã sản xuất thì đi đôi với ô nhiễm môi trường. TẠI SAO PHẢI QUAN TÂM XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẤY?

Công nghệ sản xuất giấy có phức tạp hay đơn giản thì cũng trải qua hai quá trình cơ bản đó là:

–         Sản xuất bột giấy từ nguyên liệu thô có nguồn gốc thực vật như gỗ, rơm, bã mía,… (đây là quá trình làm ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đáng quan tâm trong xử lý nước thải giấy).

–        Quá trình xeo giấy – sản xuất các loại giấy đi từ bột giấy (nước thải từ quá trình này công nghệ xử lý khá đơn giản).

Để sản xuất 1 tấn bột giấy ta phải thải ra môi trường từ 2 đến 3 tấn chất thải (chất thải loại từ gỗ và hóa chất trong quá trình xử lý). Tiêu tốn từ 200 đến 500 m3 nước sạch để sản xuất nó phụ thuộc vào công nghệ và sản phẩm. Trong sản xuất bột giấy thì nước ít đi vào sản phẩm (tức là cần từ 200 đến 500 m3 để sản xuất thì cũng từng ấy nước thải giấy phải thải ra  môi trường).

Chất thải của quá trình xeo giấy chính là lượng còn dư của các hóa chất đưa vào nhằm phối trộn hoặc kết dính để tạo ra sản phẩm. Ngoài ra còn có các chất tẩy trắng, chất oxy hóa cũng cần phải quan tâm trong xử lý nước thải giấy.

Ở Việt Nam có rất nhiều nhà máy giấy sản xuất ra các sản phẩm giấy khác nhau vì thế nguồn nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất cũng sẽ không giống nhau, yêu cầu xử lý nước thải giấy cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào tính chất nước thải và công nghệ xử lý. Trong nước, ít có cơ sở sản xuất bột giấy chủ yếu là nhập từ các quốc gia khác về để sản xuất, nhà máy NewToYo – Khu công nghiệp (KCN) VISIP I là một trong số các công ty nhập bột giấy từ Thụy Sỹ để sản xuất giấy vệ sinh, khăn giấy,… do nhập nguyên liệu nên tính chất nước thải giấy tại công ty này ô nhiễm không cao, ta tham khảo bảng sau:

Bảng. Tính chất nước thải nhà máy giấy NewToyo – KCN VSIP I

Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

1

COD

mg/l

500

2

BOD5

mg/l

300

3

SS

mg/l

450

4

Nitơ

mg/l

1.0

5

Phôtpho

mg/l

0.07

   Nguồn: Công ty môi trường Ngọc Lân

Việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào như giấy bao bì, hộp carton, giấy báo cũ, giấy tạp chí cũ, các loại giấy văn phòng,…để sản xuất ra các loại giấy như giấy Carton, Duplex, giấy in trắng, giấy bao gói, giấy 2 da,… đang được khá nhiều các cơ sở sản xuất ở Việt Nam áp dụng và nước thải từ các nhà máy này khá là ô nhiễm và cũng là mối quan tâm lớn về xử lý nước thải giấy cho các nhà đầu tư, chẳng hạn là nhà máy giấy tái chế An Bình.

Bảng. Tính chất nước thải nhà máy tái chế giấy An Bình

Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

1

COD

mg/l

5000

2

BOD

mg/l

3000

3

SS

mg/l

3000

4

Nitơ

mg/l

9

5

Phôtpho

mg/l

2

6

pH

6- 9

Nguồn: Công ty môi trường Ngọc Lân

Qua phân tích trên, ta thấy tính chất nước thải của các nhà máy có sự chênh lệch đáng kể, và cho dù có khác nhau về nồng độ, không giống nhau về tính chất nhưng nếu không được quan tâm xử lý và công nghệ thích hợp thì chúng đều gây ô nhiễm môi trường.

CÁC NGUỒN THẢI CẦN QUAN TÂM TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẤY

Trong sản xuất giấy và bột giấy nước dùng cho các mục đích chủ yếu là sản xuất và sinh hoạt

–         Nước thải sản xuất:

+ Dòng thải từ quá trình rửa nguyên liệu chứa chủ yếu là đất, cát…

+ Dòng thải từ quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa tan, các hóa chất nấu và một phần xơ sợi. Dòng thải có màu tối nên thường gọi là dịch đen.

+ Dòng thải từ công đoạn tẩy trắng bằng phương pháp hóa học và bán hóa học thường chứa các hợp chất hữu cơ, lignin hòa tan và hợp chất tạo thành của những chất đó với chất tẩy ở dạng độc hại, có khả năng tích tụ sinh học trong cơ thể sống như các hợp chất Clo hữu cơ.

+ Dòng thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mịn, bột giấy ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia như nhựa thông, phẩm màu, cao lanh.

+ Nước thải vệ sinh các thiết bị như bồn chứa bột, vệ sinh nhà xưởng…

–         Nước thải sinh hoạt: chủ yếu từ nhà ăn, nhà vệ sinh, khối văn phòng… nước thải này chứa chủ yếu là các chất cặn bã, các chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, COD và vi khuẩn,…

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH GIẤY

Trong nước thải giấy, vấn đề quan trọng nhất là xử lý dịch đen (trong quá trình nấu bột giấy) và các cơ sở sản xuất muốn sản xuất giấy thì phải có công nghệ hay biện pháp xử lý dịch đen.

Thành phần dịch đen chủ yếu là các chất hữu cơ, trong đó lignin và các sản phẩm của lignin chiếm hơn 50%. Kết hợp với các nghiên cứu về thành phần các chất hữu cơ trong dịch đen và trong gỗ đã được công bố và các nghiên cứu xác định thành phần các chất có trong dịch đen của các nhà máy giấy trên thế giới. Từ đó người ta đưa ra nhiều phương pháp xử lý dịch đen trong hệ thống xử lý nước thải giấy như acid hóa để thu hồi lignin, cô đặc, đốt, xút hóa, xử lý bằng các kỹ thuật sinh học,… (theo PGS. TS Trịnh Lê Hùng).

Tiếp theo là các chỉ tiêu ô nhiễm trong xử lý nước thải giấy chắc chắn phải nhắc đến là COD, BOD, SS, N, P. Nhưng qua phân tích các chỉ tiêu một số nhà máy (ví dụ như các nhà máy kể trên) thì ta cần quan tâm xử lý chủ yếu là COD, BOD và SS. Dường như nitơ và photpho rất ít và đòi hỏi trong quá trình xử lý ta phải bổ sung thêm dưỡng chất để đảm bảo duy trì quá trình sinh trưởng phát triển của vi sinh vật trong các công trình sinh học xử lý nước thải giấy theo tỉ lệ BOD: N: P= 100: 5: 1.

Theo PGS.TS Trịnh Lê Hùng thì tỉ lệ này chỉ đúng trong ba ngày đầu, khi quá trình xử lý kéo dài để tránh giảm hiệu suất của bùn hoạt tính, cần giảm lượng N, P trong nước thải. Khi quá trình xử lý kéo dài 20 ngày thì tỉ lệ BOD:N:P = 200:5:1.

CÔNG NGHỆ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH GIẤY

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải ngành giấy khác nhau, mỗi phương pháp xử lý thì đều có thể có những giá trị ưu việt của nó, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư về một khía cạnh nào đó. Sau đây tôi xin đưa ra quy trình công nghệ xử lý nước thải giấy chung nhất trên thị trường đang áp dụng.

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH GIẤY- CÔNG NGHỆ TỐI ƯU

Để có được một quy trình xử lý nước thải giấy tối ưu cả về kinh tế và kỹ thuật thì Công ty môi trường Ngọc Lân đã tiến hành nghiên cứu và xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau, so sánh giữa các phương pháp xử lý, quan trọng hơn hết là kinh nghiệm nhiều năm trong nghề và đã thiết kế thi công cho nhiều công trình xử lý nước thải giấy, quy trình xử lý sau đây là cả một thời gian dài của nghiên cứu và kinh nghiệm mà có được.

Phân tích và so sánh hai quy trình xử lý:

–         Lưới lượt rác tinh với kích thước khoảng 1 µm có thể loại bỏ các tạp chất lơ lửng nhỏ mà ta không loại được ở song chắn rác thô.

–         Bể tuyển nổi siêu nông DAF được sử dụng sẽ tiết kiệm được rất nhiều về diện tích xây dựng, hiệu quả rất tốt so với bể lắng sơ bộ vì nước thải giấy các tạp chất lơ lửng có tỉ trọng nhẹ hơn so với nước. Vì thế sử dụng bể này mang lại hiệu quả khá cao mà lại tiết kiệm được chi phí đầu tư rất lớn trong xử lý nước thải giấy.

–         Không sử dụng phương pháp kỵ khí thông thường là UASB mà ở đây ta sử dụng bể kỵ khí sử dụng bùn hạt (với các hạt bùn kích thước khoảng vài mm được công ty môi trường Ngọc Lân chế tạo, nhằm tạo điều kiện cho vi sinh vật dính bám phát triển và lơ lửng trong nước, tăng hiệu quả và hiệu suất xử lý hơn rất nhiều so với kỵ khí thông thường).

–         Sau bể kỵ khí thì người ta thường cho vào bể sinh học Aerotank nhưng nếu làm như thế là vi sinh sẽ bị sốc tải trọng và không xử lý được, nhất là đối với xử lý nước thải giấy tái chế hàm lượng chất ô nhiễm khá cao. Vì vậy phải có bể MBBR trước đó để giảm tải trọng các chất ô nhiễm, tại bể này hiệu suất xử lý COD lên đến 80%. Chính vì thế tạo điều kiện cho bể Aerotank hoạt động rất tốt và hiệu suất tại Aerotank sẽ tốt hơn thông thường và đạt hiệu suất khoảng 75- 80% COD.

–         Bể lọc thô được sử dụng nhằm tái sử dụng được nguồn nước cho quá trình sản xuất, phần còn lại sẽ qua khử trùng và thải ra nguồn tiếp nhận. Vì tái sử dụng một phần nên bể khử trùng sẽ thuận lợi hơn, thể tích bể cũng giảm đi đáng kể.

Để hiểu rõ hơn về quy trình xử lý nước thải giấy các bạn hãy liên hệ với công ty môi trường Ngọc Lân  để được tư vấn và tham quan các công trình miễn phí. Chúc quý khách sức khỏe và làm việc hiệu quả!

Tác giả: Bùi Hòa

Xem thêm: