>

Đồ án xử lý nước thải bệnh viện 500 m3

Đồ án xử lý nước thải bệnh viện 500 m3

Công ty môi trường Ngọc Lân nhận xử lý nước thải bệnh viện, công nghệ hiện đại, chất lượng cao, giá thành hợp lý. LH 0905555146

Công ty môi trường Ngọc Lân – xử lý nước thải bệnh viện, khí thải, rác thải – giới thiệu với các bạn “Đồ án xử lý nước thải bệnh viện 500 m3″

4.2 Các phương án xử lý nước thải bệnh viện

Từ những yếu tố cơ bản  trên có thể đề xuất 3 phương án để xử lý nước thải bệnh viện, và so sánh chọn 1 phương án thích hợp và có hiệu quả kinh tế-kỹ thuật để tính toán chi tiết các công trình đơn vị trong phương án xử lý đó.

Phương án 1 của “Đồ án xử lý nước thải bệnh viện 500 m3”

xử lý nước thải bệnh viện

               phương án xử lý nước thải bệnh viện 1

Thuyết minh sơ đồ công nghệ phương án 1

Nước thải từ các khoa của bệnh viện theo mạng lưới thoát nước riêng , nước chảy qua mương dẫn có đặt song chắn rác, ở đây nước thải sẽ được loại bỏ các chất hữu cơ hoặc những chất có kích thước lớn như bao ni lông, ống chích, bông băng, vải vụn, …nhằm tránh gây tắc nghẽn các công trình phía sau. Sau đó nước thải được dẫn vào bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ, tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm, do đó giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định và giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp sau. Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống thổi khí nhằm xáo trộn hoàn toàn nước thải không  cho cặn lắng trong bể đồng thời cung cấp O2 để giảm một phần BOD. Sau đó nước thải chảy vào bể lắng 1 nhằm lắng cặn lơ lửng và một phần BOD. Sau đó nước thải sẽ được đưa vào bể Aerotank thực hiện quá trình phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ở dạng hòa tan và dạng lơ lửng. Trong bể Aerotank được cấp khí và khuấy trộn nhằm tăng hàm lượng oxy hòa tan và quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải. Sau đó nước thải chảy vào bể lắng 2 để lắng cặn sinh học và bùn hoạt tính. Từ bể lắng 2 nước chảy sang bể khử trùng để loại các vi sinh vật gây bệnh trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

Bùn hoạt tính từ bể lắng 2 một phần tuần hoàn lại vào bể Aerotank, phần còn lại được dẫn vào bể nén bùn.Tại bể nén bùn, bùn được tách nước để làm giảm độ ẩm của bùn, phần nước tách từ bùn sẽ được tuần hoàn vào bể điều hòa. Phần bùn từ bể nén bùn sẽ được vận chuyển ra sân phơi bùn để khử hoàn toàn nước và bùn này có thể sử dụng để làm phân bón.

Ưu điểm của phương án 1

  • Công nghệ đơn giản;
  • Vận hành đơn giản;
  • Giá thành đầu tư ban đầu thấp vì công nghệ chủ yếu là bê tông cốt thép.

Khuyết điểm của phương án 1

  • VSV phát triển trong bể Aerotank thường rất chậm và sinh khối tạo ra không nhiều;
  • Hiệu quả xử lý không cao vì công nghệ đơn giản.

Phương án 2 của ” Đồ án xử lý nước thải bệnh viện 500 m3

Xử lý nước thải bệnh viện phương án 2

         xử lý nước thải bệnh viện phương án 2

Thuyết minh sơ đồ công nghệ phương án 2

Về phần cơ bản giống sơ đồ công nghệ phương án 1 nhưng thay bể Aerotank bằng bể UASB. Trong bể UASB có lớp cặn tồn tại dạng lơ lửng chứa rất nhiều VSV yếm khí, nước thải sẽ tiếp xúc với các hạt cặn bùn này và xảy ra phản ứng sinh hóa , phần lớn các chất hữu cơ chuyển thành khí(trong đó 70-80% là khí methan, 20-30% là khí cacbonic và một số loại khí khác).

Ưu điểm của phương án 2

  • Công nghệ đơn giản;
  • Vận hành đơn giản;
  • Giá thành đầu tư ban đầu thấp vì công nghệ chủ yếu là bê tông cốt thép;
  • Thu được khí CH4 phục vụ nhu cầu về năng lượng.

Khuyết điểm của phương án 2

  • Thời gian vận hành bể UASB khá lâu;
  • Khó kiểm soát trạng thái và kích thước hạt bùn;
  • Hiệu quả xử lý thấp vì công nghệ đơn giản.

Phương án 3 của Đồ án xử lý nước thải bệnh viện 500 m3″

xử lý nước thải bệnh viện

                xử lý nước thải bệnh viện

Thuyết minh sơ đồ công nghệ phương án 3

Nước thải từ các khoa của bệnh viện theo mạng lưới thoát nước riêng , nước thải qua song chắn rác, sau đó chảy vào bể lắng cát , ở đây nước thải sẽ được loại bỏ các tạp chất hữu cơ có kích thước lớn như bao ni lông, ống chích, bông băng, vải vụn, …nhằm tránh gây hư hỏng bơm và tắc nghẽn các công trình phía sau.

Sau đó nước thải được dẫn vào bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ, tránh hiện tượng quá tải vào các giờ cao điểm, do đó giúp hệ thống xử lý làm việc ổn định và giảm kích thước các công trình đơn vị tiếp sau. Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống thổi khí nhằm xáo trộn hoàn toàn nước thải không  cho cặn lắng trong bể đồng thời cung cấp O2 để giảm một phần BOD.

Sau đó nước thải chảy vào bể lắng 1 nhằm lắng cặn lơ lửng và một phần BOD.

Sau đó nước thải được đi vào bể UASB , nước thải phân phối vào từ dưới đáy bể và đi ngược lên qua lớp bùn sinh học có mật độ vi khuẩn cao.

Sau đó nước thải sẽ được đưa vào bể Aerotank thực hiện quá trình phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ở dạng hòa tan và dạng lơ lửng. Trong bể Aerotank được cấp khí và khuấy trộn nhằm tăng hàm lượng oxy hòa tan và quá trình oxy hóa các chất hữu cơ trong nước thải.

Sau đó nước thải chảy vào bể lắng 2 để lắng cặn sinh học và bùn hoạt tính.

Từ bể lắng 2 nước chảy sang bể khử trùng để loại các vi sinh vật gây bệnh bằng dung dịch Chlorin 5% trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Ngoài mục đích khử trùng, chlorine còn có thể sử dụng để giảm mùi.  Hàm lượng chlorine cần thiết để khử trùng cho nước sau lắng từ 3-15mg/l .Hàm lượng Chlorine cung cấp vào nước thải ổn định qua bơm định lượng hóa chất.

Bùn hoạt tính từ bể lắng 2 một phần tuần hoàn lại vào bể Aerotank, phần còn lại được dẫn vào bể nén bùn.Tại bể nén bùn, bùn được tách nước để làm giảm độ ẩm của bùn, phần nước tách từ bùn sẽ được tuần hoàn vào bể điều hòa để tiếp tục xử lý. Phần bùn từ bể nén bùn sẽ được dùng làm phân bón hoặc san lấp.

Ưu điểm của phương án 3

  • Hiệu quả xử lý cao vì kết hợp xử lý yếm khí và hiếu khí;
  • Ít tiêu hao năng lượng trong quá trình hoạt động;
  • Giá thành vận hành thấp;
  • Hệ thống kỵ khí sản sinh ít bùn thừa;
  • Thu khí CH4 phục vụ nhu cầu năng lượng.

Khuyết điểm của phương án 3

  • Thời gian khởi động bể UASB lâu;
  • Khó kiểm soát trạng thái và kích thước hạt bùn.

Lựa chọn phương án xử lý thích hợp để tính toán của “Đồ án xử lý nước thải bệnh viện 500 m3”

Dựa vào ưu, khuyết điểm của 3 phương án trên và mức độ cần thiết xử lý là đạt tiêu chuẩn loại A để thải vào nguồn tiếp nhận nên nhóm chọn phương án 3 được coi là phương án tối ưu để tính toán.

Hãy liên hệ Công ty môi trường Ngọc Lân để được tư vấn thêm về công nghệ Xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ AAO & MBBR hiện đại.

 

Chúc các bạn vui!