>

Xử lý nước thải chế biến thủy hải sản

Nhận xử lý nước thải chế biến thủy hải sản công nghệ mới, hiện đại, giá thành rẻ, nước thải thủy sản sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường. Hotline 0905555146.

Công ty môi trường Ngọc Lân nhận xử lý nước thải thủy sản với chi phí thấp, công nghệ mới, hiện đại. Với bề dày kinh nghiệm trên 15 năm hoạt động trong lĩnh vực môi trường, một số khách hàng của chúng tôi như Thủy Sản Simmy, Tập Đoàn Vingroup, Tập Đoàn PTSC, Ree, Tập Đoàn Liên Thái Bình Dương, Phước Long…Chúng tôi luôn luôn tâm niệm uy tín, chất lượng sản phẩm và thái độ phục vụ khách hàng là cốt lõi trong quá trình hình thành và phát triển công ty.

Nếu quý khách có nhu cầu xử lý, cải tạo mới hệ thống xử lý nước thải thủy hải sản hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

xử lý nước thải thủy sản


dây chuyền chế biến thủy sản xử lý nước thải

1. Tổng quan về xử lý nước thải chế biến thủy hải sản:

Cùng với sự phát triển theo từng năm thì ngành chế biến thủy hải sản cũng đưa vào môi trường một lượng nước thải khá lớn, gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước.

Nước thải ngành này chứa phần lớn các chất thải hữu cơ có nguồn goc từ động vật và có thành phần chủ yếu là protein và các chất béo. Trong hai thành phần này, chất béo khó bị phân hủy bởi vi sinh vật.

Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là dễ bị phân hủy. Trong nước thải chứa các chất như cacbonhydrat, protein, chất béo,… khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.

Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu,… Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè,…

Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nước.

Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá từ 1,2 ¸ 3 mg/l.

Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu cầu nồng độ Amonia không vượt quá 1mg/l.

Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính,…

xử lý nước thải thủy sản

thiết bị lược rác tinh xử lý nước thải thủy sản

2. Đặc trưng của nước thải chế biến thủy hải sản

Ô nhiễm do nước thải tại các cơ sở chế biến thủy sản gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt:

Nước thải sản xuất: sinh ra trong quá trình chế biến và nước vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… Thành phần nước thải có chứa các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các chất cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ. Lưu lượng và thành phần nước thải chế biến thủy sản rất khác nhau giữa các nhà máy tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng, và thành phần các chất sử dụng trong chế biến (các chất tẩy rửa, phụ gia,…).

Nước thải sinh hoạt: sinh ra tại các khu vực vệ sinh và nhà ăn. Thành phần nước thải có chứa các cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh.

Bảng kết quả phân tích chất lượng nước thải chế biến thủy sản

Xử lý nước thải chế biến thủy sản

3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải thủy hải sản

Mô hình xử lý nước thải chế biến thủy sản

4. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy hải sản

Nước thải từ các phân xưởng sản xuất theo mương dẫn của công ty qua song chắn rác thô đến bể lắng cát được đặt âm sâu dưới đất, ở đây sẽ giữ lại cát và các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn để đảm bảo sự hoạt động ổn định của các công trình xử lý tiếp theo. Trước khi vào bể lắng cát, nước thải được dẫn qua thiết bị lọc rác thô nhằm loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn như: giấy, gỗ, nilông, lá cây,… ra khỏi nước thải. Nước thải ra khỏi bể lắng cát sẽ đến hầm tiếp nhận rồi bơm qua máy sàng rác (thiết bị lọc rác tinh), tại đây các chất rắn có kích thước lớn hơn 1mm tiếp tục được tách ra khỏi nước thải để bảo vệ các máy móc thiết bị ở các công đoạn xử lý nước theo. Sau đó nước tự chảy xuống bể điều hòa.

Tại bể điều hòa, lưu lượng và nồng độ nước thải ra sẽ được điều hòa ổn định. Trong bể, hệ thống máy khuấy sẽ trộn đều nhằm ổn định nồng độ các hợp chất trong nước thải, giá trị pH sẽ được điều chỉnh đến thông số tối ưu để quá trình xử lý sinh học hoạt động tốt.

Nước thải được bơm từ bể điều hòa vào bể UASB. Tại bể UASB, các vi sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải (hiệu suất xử lý của bể UASB tính theo COD, BOD đạt 60 – 80%) thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3,…), theo phản ứng sau:

Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí -> CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …

Sau bể UASB nước thải được dẫn qua cụm bể anoxic và bể aerotank. Bể anoxic kết hợp aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.

Hệ thống xử lý nước thải thủy sản Simmy

Hệ thống xử lý nước thải thủy sản Simmy

Nồng độ bùn hoạt tính trong bể dao động từ 1.000-3.000 mg MLSS/L. Nồng độ bùn hoạt tính càng cao, tải trọng hữu cơ áp dụng của bể càng lớn. Oxy (không khí) được cấp vào bể aerotank bằng các máy thổi khí (airblower) và hệ thống phân phối khí có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10 µm. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3-, (2) xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý, (3) giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật,

Các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm, (4) tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật. Tải trọng chất hữu cơ của bể trong giai đoạn xử lý aerotank dao động từ 0,32-0,64 kg BOD/m3.ngày đêm. Các quá trình sinh hóa trong bể hiếu khí được thể hiện trong các phương trình sau:

Oxy hóa và tổng hợp

COHNS (chất hữu cơ) + O2 + Chất dinh dưỡng + vi khuẩn hiếu khí -> CO2 + H2O + NH3 + C5H7O2N (tế bào vi khuẩn mới) + sản phẩm khác

Hô hấp nội bào

C5H7O2N (tế bào) + 5O2 + vi khuẩn -> 5CO2 + 2H2O + NH3 + E

Bên cạnh quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ thành carbonic CO2 và nước H2O, vi khuẩn hiếu khí Nitrisomonas và Nitrobacter còn oxy hóa ammonia NH3 thành nitrite NO2- và cuối cùng là nitrate NO3-.

Vi khuẩn Nitrisomonas:

2NH4+ + 3O2 –> 2NO2- + 4H+ + 2H2O

Vi khuẩn Nitrobacter:

2NO2- + O2-> 2 NO3-

Tổng hợp 2 phương trình trên:

NH4+ + 2O2-> NO3- + 2H+ + H2O

Lượng oxy O2 cần thiết để oxy hóa hoàn toàn ammonia NH4+ là 4,57g O2/g N với 3,43g O2/g được dùng cho quá trình nitrite và 1,14g O2/g NO2 bị oxy hóa.

Trên cơ sở đó, ta có phương trình tổng hợp sau:

NH4+ + 1,731O2 + 1,962HCO3- -> 0,038C5H7O2N + 0,962NO3- + 1,077H2O + 1,769H+

Phương trình trên cho thấy rằng mỗi một (01)g nitơ ammonia (N-NH3) được chuyển hóa sẽ sử dụng 3,96g oxy O2, và có 0,31g tế bào mới (C5H7O2N) được hình thành, 7,01g kiềm CaCO3 được tách ra và 0,16g carbon vô cơ được sử dụng để tạo thành tế bào mới.

dây chuyền chế biến thủy sản

Chế biến thủy sản sẽ sinh ra lượng nước thải cần xử lý

Quá trình khử nitơ (denitrification) từ nitrate NO3- thành nitơ dạng khí N2 đảm bảo nồng độ nitơ trong nước đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường. Quá trình sinh học khử Nitơ liên quan đến quá trình oxy hóa sinh học của nhiều cơ chất hữu cơ trong nước thải sử dụng Nitrate hoặc nitrite như chất nhận điện tử thay vì dùng oxy. Trong điều kiện không có DO hoặc dưới nồng độ DO giới hạn ≤ 2 mg O2/L (điều kiện thiếu khí).

C10H19O3N + 10NO3- -> 5N2 + 10CO2 + 3H2O + NH3 + 100H+

Quá trình chuyển hóa này được thực hiện bởi vi khuẩn khử nitrate chiếm khoảng 10-80% khối lượng vi khuẩn (bùn). Tốc độ khử nitơ đặc biệt dao động 0,04g đến 0,42g N-NO3-/g MLVSS.ngày, tỷ lệ F/M càng cao tốc độ khử tơ càng lớn.

Nước sau cụm bể anoxic – aerotank tự chảy vào bể lắng. Bùn được giữ lại ở đáy bể lắng. Một phần được tuần hoàn lại bể anoxic, một phần được đưa đến bể chứa bùn. Tiếp theo, nước trong chảy qua bể trung gian để chuẩn bị quá trình lọc áp lực.

Bể lọc áp lực gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ nhằm xử lý các chỉ tiêu đạt yêu cầu quy định.

Nước thải  thủy hải sản sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể khử trùng trước khi nước thải được xả thải vào nguồn tiếp nhận.

Bùn ở bể chứa bùn được bơm qua máy ép bùn. Bánh bùn được các cơ quan chức năng thu gom và xử lý theo quy định. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.

hệ thống xử lý nước thải simmy công nghệ SBR

hệ thống xử lý nước thải thủy sản nhỏ gọn

5. Ưu, nhược điểm công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy hải sản trong xử lý nước thải hiện hữu:

Ưu điểm công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy hải sản:

· Quá trình có khả năng xử lý đạt hiệu quả xử lý cao (đạt 98%)

· Có khả năng xử lý nước thải có BOD cao, khử nitơ, phospho mà không cần thêm hóa chất.

Nhược điểm công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy hải sản:

· Vận hành phức tạp, đòi hỏi người vận hành phải có trình độ.

· Diện tích sử dụng lớn.

 Hãy liên hệ Công Ty Môi Trường Ngọc Lân để được tư vấn, cải tạo, thiết kế (chúng tôi có nhận vận hành trọn gói với giá rẻ) để hệ thống Xử lý nước thải chế biến thủy hải sản có tính bền vững, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Phần mềm kiểm tra tỷ lệ thức ăn trên vi sinh vật F/M

Tỷ lệ thức ăn trên vi sinh vật F/M là chỉ số kiểm tra xem lượng thức cho vi sinh ít hay nhiều, có phù hợp với bể aerotank hay không. Thức ăn là BOD ít hoặc thể tích bể lớn thì tỷ lệ f/m nhỏ, ngược lại thức ăn nhiều hoặc bể Aerotank nhỏ thì tỷ lệ F/M lớn.

Nếu tỷ lệ F/M nhỏ quá quy phạm thiết kế thì lãng phí tiền bạc để xây bể, lãng phí điện năng, sau một thời gian nước thải sẽ bị màu vàng, bông bùn mịn nhỏ, khó lắng và có thể nổi bọt, càng về lâu (làm thoáng quá mức) hệ vi sinh trong bể mất hoạt tính.

Nếu tỷ lệ F/M lớn quá quy phạm nước sau xử lý chắc chắn không đạt.

Tỷ lệ F/M trong quy phạm thiết kế cho phép.

Bể Aerotank hoàn chỉnh F/M : 0.2 -1 mg BOD/mg bùn hoạt tính

Aerotank SBR và Aerotank Mương Ô Xi Hóa: 0.004 – 0.1 mg BOD/mg bùn hoạt tính.

Ngoài ra còn có rất nhiều bể Aerotank khác, nếu các bạn khi thiết kế chú ý đến chỉ số F/M.

Hướng dẫn sử dụng:

Các bạn cần chuẩn bị  S0 là BOD tính bằng mg/l, X là nồng độ bùn hoạt tính mg/l, Theta là thời gian lưu nước phải đổi ra ngày.

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download

Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả !

Xem thêm:

Xem thêm phần mềm khác tại đây :

  1. Phần mềm tính lượng bùn hoạt tính
  2. Phần mềm tính ? – Tốc độ sử dụng thức ăn của vi sinh
  3. Tính thể tích bể Aerotank
  4. Tính lượng khí cung cấp cho bể Aerotank
  5. Tính lượng bùn hóa lý sinh ra
  6. Phần mềm kiểm tra tải trọng thể tích bể Aerotank