Dự thảo QCVN 24:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
QCVN 24: 2011/BTNMT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
National Technical Regulation on Industrial Wastewater
HÀ NỘI – 2011
Lời nói đầu
QCVN 24: 2011/BTNMT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biên soạn thay thế QCVN 24:2009/BTNMT, Tổng cục Môi trường, Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Pháp chế trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số /2011/TT-BTNMT ngày tháng năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. |
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
National Technical Regulation on Industrial Wastewater
1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận.
1.2. Đối tượng áp dụng
1.2.1. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải công nghiệp vào nguồn tiếp nhận.
1.2.2. Nước thải của một số ngành công nghiệp đặc thù được quy định riêng.
1.2.3. Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo thỏa thuận với cơ sở xử lý nước thải tập trung.
1.3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chuẩn này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến của cơ sở công nghiệp hoặc từ trạm xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở công nghiệp.
1.3.2. Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch; hoặc dung tích của các hồ, ao, đầm nước; hoặc mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ.
1.3.3. Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.
1.3.4. Nguồn tiếp nhận nước thải là hệ thống thoát nước, nguồn nước mặt có mục đích sử dụng xác định hoặc vùng nước biển ven bờ.
Căn cứ vào vị trí mà nước thải công nghiệp xả vào để xác định mục đích sử dụng và lưu lượng dòng chảy, dung tích của nguồn tiếp nhận.
1. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Thông số kiểm soát ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
2.1.1. Các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp và giá trị giới hạn cơ bản (Giá trị C) được quy định tại Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
TT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị C |
Phương pháp xác định |
|
A |
B |
||||
1 |
Nhiệt độ |
oC |
40 |
40 |
TCVN 4557-88 |
2 |
pH |
– |
6 đến 9 |
5,5 đến 9 |
TCVN 6492:1999 |
3 |
BOD5 (20oC) |
mg/l |
30 |
50 |
TCVN 6001:2008 |
4 |
COD |
mg/l |
75 |
150 |
TCVN 6491:1999 |
5 |
Chất rắn lơ lửng |
mg/l |
50 |
100 |
TCVN 6625:2000 |
6 |
Asen |
mg/l |
0,05 |
0,1 |
TCVN 6626:2000 TCVN 6182:1996 |
7 |
Thuỷ ngân |
mg/l |
0,005 |
0,01 |
TCVN 7724:2007 TCVN 7877:2008 |
8 |
Chì |
mg/l |
0,1 |
0,5 |
TCVN 6193:1996 |
9 |
Cadimi |
mg/l |
0,1 |
0,2 |
TCVN 6193:1996 |
10 |
Crom (VI) |
mg/l |
0,05 |
0,1 |
TCVN 6658:2000 TCVN 7939:2008 |
11 |
Crom (III) |
mg/l |
0,2 |
1 |
TCVN 6222:2008 |
12 |
Đồng |
mg/l |
2 |
2 |
TCVN 6193:1996 |
13 |
Kẽm |
mg/l |
3 |
3 |
TCVN 6193:1996 |
14 |
Niken |
mg/l |
0,2 |
0,5 |
TCVN 6193:1996 |
15 |
Xyanua tính theo HCN |
mg/l |
0,07 |
0,1 |
TCVN 6181:1996 |
16 |
Tổng Phenol |
mg/l |
0,1 |
0,5 |
TCVN 6199-1:1995 |
17 |
Tổng dầu mỡ |
mg/l |
5 |
10 |
TCVN 7875:2008 |
18 |
Sunfua |
mg/l |
0,2 |
0,5 |
TCVN 6637:2000 |
19 |
Florua |
mg/l |
5 |
10 |
TCVN 6494:1999 |
20 |
Amoni (tính theo Nitơ) |
mg/l |
5 |
10 |
TCVN 6620:2000 |
21 |
Tổng nitơ |
mg/l |
15 |
30 |
ISO 29441:2010 |
22 |
Tổng photpho |
mg/l |
4 |
6 |
TCVN 6202:2008 |
23 |
Coliform |
MPN/ 100ml |
3000 |
5000 |
TCVN 6187-1:2009 TCVN 6187-2:1996 |
Thông số chỉ áp dụng riêng cho một số ngành công nghiệp |
|||||
24 |
Clorua (Thuộc da, chế biến thực phẩm) |
mg/l |
500 |
1000 |
TCVN 6494:1999
|
25 |
Clo dư (sản xuất Xút – Clo, nhiệt điện) |
mg/l |
1 |
2 |
ISO 7393:2000
|
26 |
Tổng hoá chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ (sản xuất, pha chế hóa chất BVTV) |
mg/l |
0,05 |
0,1 |
TCVN 7876:2008 |
2.1.2. Quy định theo mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận nước thải
Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
2.1.3. Số lượng thông số ô nhiễm cần kiểm soát trong nước thải công nghiệp.
Căn cứ vào đặc điểm công nghệ của cơ sở công nghiệp, lựa chọn không dưới 13 thông số ô nhiễm đặc thù trong số 26 thông số quy định tại Bảng 1 để kiểm soát nước thải của cơ sở công nghiệp khi xây dựng và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Đề án, Phương án bảo vệ môi trường.
2.2. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm
2.2.1. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được tính toán như sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
– Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải, tính bằng miligam trên lít (mg/l);
– C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định tại Bảng 1;
– Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3;
– Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4.
2.2.2. Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với các thông số: nhiệt độ, pH, coliform.
2.2.3. Nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước không dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc chứa trong phạm vi cơ sở công nghiệp để tái sử dụng thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B Bảng 1.
2.3. Hệ số nguồn tiếp nhận nước thải Kq
2.3.1. Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, kênh, mương, khe, rạch được quy định tại Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải
Lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải (Q)
Đơn vị tính: mét khối/giây (m3/s) |
Hệ số Kq
|
|
Q £ 50
|
0,9
|
|
50 < Q £ 200 |
1 |
|
200 < Q £ 500 |
1,1 |
|
Q > 500 |
1,2 |
|
Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn).
Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy thì áp dụng giá trị Kq = 0,9 hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ định đơn vị có chức năng phù hợp để xác định lưu lượng trung bình của 03 tháng khô kiệt nhất trong năm làm cơ sở chọn hệ số Kq.
2.3.2. Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại Bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải
Dung tích nguồn tiếp nhận nước thải (V)
Đơn vị tính: mét khối (m3) |
Hệ số Kq
|
V ≤ 10 x 106
|
0,6
|
10 x 106 < V ≤ 100 x 106
|
0,8
|
V > 100 x 106
|
1,0
|
V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn).
Trường hợp hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng giá trị Kq = 0,6 hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có nguồn thải chỉ định đơn vị có chức năng phù hợp để xác định dung tích trung bình 03 tháng khô kiệt nhất trong năm làm cơ sở chọn hệ số Kq.
2.3.3. Hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là vùng nước biển ven bờ
Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao và giải trí dưới nước áp dụng hệ số Kq = 1.
Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước áp dụng hệ số Kq = 1,3.
2.3.4. UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định Hệ số Kq trong quy hoạch phân vùng xả nước thải. Sở Tài nguyên và Môi trường công bố công khai giá trị hệ số Kq.
2.4. Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf:
Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf được quy định tại Bảng 4 dưới đây:
Bảng 4: Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf
Lưu lượng nguồn thải (F) Đơn vị tính: mét khối/ngày đêm (m3/24h) |
Hệ số Kf
|
F ≤ 50
|
1,2
|
50 < F ≤ 500
|
1,1
|
500 < F ≤ 5.000
|
1,0
|
F > 5.000
|
0,9
|
Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường hoặc Đề án, Phương án bảo vệ môi trường.
Trong trường hợp thay đổi lưu lượng nước thải vượt khoảng quy định tại Bảng 4, cơ sở công nghiệp phải báo cáo với các cơ quan chức năng xin phép được điều chỉnh hệ số Kf.
2.5. Nước thải công nghiệp đạt quy định tại Cột B bảng 1 của Quy chuẩn này được dùng cho mục đích tưới tiêu. Cơ sở sử dụng nước thải công nghiệp sau xử lý để tưới tiêu tự chịu trách nhiệm về sinh trưởng của cây trồng.
Chỉ được sử dụng nước thải có một vài thông số liên quan đến chất dinh dưỡng vượt quy định so với Cột B bảng 1 của Quy chuẩn này để tưới tiêu khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường trên nguyên tắc tuân thủ hướng dẫn tại TCVN 5298:1995 – Yêu cầu chung đối với việc sử dụng nước thải và cặn lắng của chúng dùng để tưới và làm phân bón và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dùng cho thủy lợi.
3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH
3.1. Lấy mẫu để quan trắc chất lượng nước thải áp dụng theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
– TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
– TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
– TCVN 5999:1995 (ISO 5667-10: 1992) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
3.2. Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế sau đây:
– TCVN 4557:1988 – Chất lượng nước – Phương pháp xác định nhiệt độ;
– TCVN 6492:1999 (ISO 10523:1994) Chất lượng nước – Xác định pH;
– TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 1: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea.
– TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2:2003), Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy sinh hóa sau n ngày (BODn) – Phần 2: Phương pháp dùng cho mẫu không pha loãng.
– TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước – Xác định nhu cầu oxy hoá học (COD);
– TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) Chất lượng nước – Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh;
– TCVN 6626:2000 Chất lượng nước – Xác định Asen – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử (kỹ thuật hydrro);
– TCVN 7877:2008 (ISO 5666 -1999) Chất lượng nước – Xác định thuỷ ngân;
– TCVN 6193:1996 Chất lượng nước – Xác định coban, niken, đồng, kẽm, cadimi và chì. Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa;
– TCVN 6222:2008 Chất lượng nước – Xác định crom – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử;
– TCVN 6658:2000 Chất lượng nước – Xác định crom hóa trị sáu – Phương pháp trắc quang dùng 1,5 – Diphenylcacbazid.
– TCVN 6181:1996 (ISO 6703-1-1984) Chất lượng nước – Xác định Xianua tổng;
– TCVN 6216:1996 (ISO 6439-1990) Chất lượng nước – Xác định chỉ số phenol – Phương pháp trắc phổ dùng 4-aminoantipyrin sau khi chưng cất;
– TCVN 5070:1995 Chất lượng nước – Phương pháp khối lượng xác định dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ;
– TCVN 7875:2008 (ISO 5666:1999) Nước – Xác định dầu và mỡ – Phương pháp chiếu hồng ngoại.
– TCVN 4567:1988 Chất lượng nước – Phương pháp xác định hàm lượng sunfua và sunphat;
– TCVN 6494:1999 Chất lượng nước – Xác định các ion florua, clorua, nitrit, orthophotphat, bromua, nitrit và sunfat hòa tan bằng sắc ký lỏng ion. Phương pháp dành cho nước bẩn ít;
– TCVN 5988:1995 (ISO 5664-1984) Chất lượng nước – Xác định amoni – Phương pháp chưng cất và chuẩn độ;
– TCVN 6638:2000 Chất lượng nước – Xác định nitơ – Vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda;
– ISO 29441:2010, Water quality – Determination of total nitrogen after UV digestion – Method using flow analysis (CFA and FIA) and spectrometric detection (Chất lượng nước – Xác định Nitơ tổng sau khi tiêu hủy tia cực tím (UV) – Phương pháp sử dụng phân tích dòng chảy (CFA và FIA) và phát hiện phổ).
– TCVN 6187-1:2009 (ISO 9308-1: 2000/Cor 1: 2007) Chất lượng nước – Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform, vi khuẩn coliform chịu nhiệt và escherichia coli giả định – Phần 1 – Phương pháp màng lọc;
– TCVN 6225-3:1996 Chất lượng nước – Xác định clo tự do và clo tổng số. Phần 3 – Phương pháp chuẩn độ iot xác định clo tổng số;
3.3. Chấp nhận các phương pháp phân tích có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn các tiêu chuẩn viện dẫn ở mục 3.2.
Khi không thống nhất về kết quả phân tích, kết quả xác định theo phương pháp phân tích viện dẫn trong Quy chuẩn này là giá trị pháp lý được chấp nhận.
4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
4.1. Quy chuẩn này áp dụng thay thế QCVN 24:2009/BTNMT ban hành kèm theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
4.2. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chuẩn này.
4.3. Trường hợp các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia viện dẫn trong Quy chuẩn này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.