>

Xử lý nước thải sản xuất thủy tinh

     Xử lý nước thải sản xuất thủy tinh:

  Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất rắn vô định hình đồng nhất,có gốc silicat, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý muốn. Trong dạng thuần khiết và ở điều kiện bình thường, thủy tinh là một chất trong suốt, tương đối cứng, khó mài mòn, rất trơ hóa học và không hoạt động xét về phương diện sinh học, có thể tạo thành với bề mặt rất nhẵn và trơn. Tuy nhiên, thủy tinh rất dễ gãy hay vỡ thành các mảnh nhọn và sắc dưới tác dụng của lực hay nhiệt một cách đột ngột. Thủy tinh được sử dụng rộng rãi trong xây đựng, làm đồ chứa (chai, lọ, cốc, chén, ly, tách…) hay vật liệu trang trí… 

Xử lý nước thải ngành sản xuất thủy tinh

I. Quy trình sản xuất

a. Phương pháp thủ công thường thấy nhất là thổi thủy tinh

• Đầu tiên, thủy tinh được nấu chảy ra, pha vào hỗn hợp thủy tinh đó là đá vôi (CaCO3), sô đa (Na2CO3) hay bồ tạt (K2CO3). Sau đó, toàn bộ hỗn hợp sẽ được nấu nóng chảy trong lò. Người ta lấy hỗn hợp ra bằng một ống kim loại rỗng.

• Sau đó, thổi vào ống kim loại lúc hỗn hợp còn nóng ở đầu bên kia ống để tạo ra hình dáng như mong muốn. Cuối cùng thì làm lạnh từ từ, sẽ được sản phẩm.

b. Phương pháp hiện đại

 Trong công nghiệp thì quá trình cũng tương tự nhưng chỉ khác là được làm hoàn toàn bằng máy móc kể cả các công đoạn như làm sạch, lọc tách, pha trộn,..

II. Thành phần và tính chất nước thải

Các nguồn phát sinh nước thải:

– Nước thải từ quá trình sản xuất thủy tinh thường có màu trắng đục, chứa nhiều tạp chất và thành phần chất hữu cơ ( BOD, COD, SS) lơ lửng và hòa tan …

– Nước thải sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ nhà vệ sinh và bếp ăn. Nước thải sinh hoạt có các chất hữu cơ, vi khuẩn… gây ô nhiễm với nồng độ thấp phù hợp với biện pháp xử lý sinh học.

Khảo sát các nguồn thải nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm, từ đó đưa ra phương pháp xử lý nước thải tối ưu nhằm giảm chi phí đầu tư.

III. Quy trình xử lý nước thải

3.1. Sơ đồ công nghệ

3.2. Thuyết minh quy trình công nghệ

Các nguồn phát sinh nước thải tại khu vực sản xuất được thu gom bằng hệ thống mương thu nước. Phía trước bể gom chúng tôi đặt song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn trong nước thải. Phía sau bể gom là lưới rác tinh để lược bỏ các tạp chất có kích thước nhỏ. Nước thải từ bể gom được bơm qua bể lắng cát để tách một phần cặn có kích thước lớn (cát, đá vụn). Nước thải tiếp tục được đưa sang bể điều hòa nhằm ổn định lưu lượng và nồng độ. Tại bể điều hòa, chúng tôi bố trí máy khuấy trộn chìm nhằm mục đích hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể, sinh ra mùi khó chịu.

Nước thải tiếp tục chảy từ bể điều hòa xuống bể keo tụ tạo bông, đồng thời dùng bơm định lượng châm chất keo tư vào hòa trộn với nước thải để tạo ra các bông cặn. Sau đó nước thải chảu qua bể lắng. Ở đây các chất màu và cặn lơ lửng bị giữ lại tại vùng chứa cặn chủa bể lắng, còn nước thải nước thải chảy qua cột lọc áp lực, để giữ lại cặn lơ lửng và khử cả lượng màu, mùi trong nước thải. Sau đó, nước thải chảy qua cột lọc tinh để loại bỏ cặn lơ lửng và khử cả lượng màu, mùi sót lại trong nước thải

                Nước thải sau khi qua cột lọc tinh đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của nhà nước được xả ra nguồn tiếp nhận .

Bùn cặn từ các bể được đưa vào bể chứa bùn, làm giảm lượng nước chứa trong bùn. Sau đó, được cơ quan chức năng xử lý theo định kỳ.

Hãy liên hệ Công ty môi trường Ngọc Lân để được tư vấn miễn phí về Xử lý nước thải sản xuất thủy tinh.

Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả !