Hàm lượng COD có khả năng phân hủy sinh học trong nước thải dệt nhuộm
Hàm lượng COD có khả năng phân hủy sinh học trong nước thải dệt nhuộm
– COD là gì: là tổng lượng chất ô nhiễm hữu cơ có trong nước thải.
Cách đo:
Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước.
Lượng oxy khi dùng Kali bicromat (K2Cr2O7) để oxy hóa chất hữu cơ trong nước. Tính toán giá trị COD từ lượng dicromat bị khử, 1 đương lượng dicromat (Cr2O7-2) tương đương với 8 gam oxy (O2)
– BOD: Là các chất ô nhiễm hữu cơ bị phân hủy bởi vi sinh vật.
Từ viết tắt trong tiếng Anh của Biochemical (hay Biological) Oxygen Demand) là lượng oxy cần cung cấp để oxy hóa các chất hữu cơ dễ phân hủy trong nước bởi vi sinh vật.
Các bạn có thể đọc thêm về COD, BOD, tại sao dùng COD trong tính toán bể kị khí duy nhất trên fanpage của chúng tôi để hiểu rõ hơn.
– Hàm lượng COD có khả năng phân hủy sinh học, kí hiệu là bCOD
– Hàm lượng COD không có khả năng phân hủy sinh học, kí hiêu là nbCOD.
– Công thức tính hàm lượng COD có khả năng phân hủy sinh học:
bCOD = 1,65BOD5
– Ví dụ: trong xử lý nước thải dệt nhuộm COD = 1200, BOD = 240 mg/l
Ta có hàm lượng COD có thể phân hủy sinh học là:
bCOD = 1,65 x 240 = 396 mg/l
Hàm lượng COD không có khả năng phân hủy sinh học:
nbCOD = 1200 – 396 = 804 mg/lít
Như vậy người kỹ sư phải tìm cách lấy ra lượng COD như sau:
Loại B: 804 – 150 = 654 mg/lit, Loại A: 805 – 50 = 754 mg/lit.
Đây chỉ là lý thuyết, thực tế công ty môi trường Ngọc Lân xử lý nước thải cho công ty dệt may Phước Long, sau hóa lý BOD còn 150 mg/lit, COD còn 750 mg/lit nhưng vi sinh ăn còn như sau: BOD=8 mg/lit, COD 38 mg/lit, vi sinh chịu được nhiệt độ 50-65 độ C (nhiều khi nhân viên quên bật tháp giải nhiệt, nhiệt độ lên 70 độ C mà vi sinh không chết).
Tuy nhiên đó là những điều khác thường mà chúng ta chưa nghiên cứu về chủng vi sinh trong bể, có thể nó ăn tạp hơn nhiều lần vi sinh ủ phân tích mẫu chăng?
Ngoài ra hiện nay các nước như Mỹ, Pháp, Đức, Hàn…đã sử dụng TOC để đo tổng hữu cơ trong nước thải. Đây là phương pháp chính xác hơn COD.
Tài liệu tham khảo:
1. Lâm Minh Triết, xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, nhà xuất bản đại học quốc gia TP.HCM, 2014
2. Jacovlep C, P Karenlin J.A, Thoát nước và xử lý nước thải, Maxcova, 1996
3. Design of municipal waste water treatment plants, WEFmanual of practice 8. ASCE Manualand report on Engineering Pratice NO.76 VOlume 1,1998.
Để hiểu rõ hơn về giải pháp tối ưu này, hãy liên lạc với công ty môi trường Ngọc Lân chúng tôi bạn sẽ được tư vấn miễn phí về công nghệ xử lý cũng như hóa chất khử màu và tham quan các công trình thực tế. Chúc quý khách một ngày làm việc thật vui vẻ và thành công!