>

Luận văn xử lý nước thải bệnh viện (500 m3/day)

LUẬN VĂN XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN (500M3/DAY)

TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

1.1  Nguồn gốc nước thải bệnh viện

Từ nhiều nguồn:

  • Sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh nhân, cán bộ và công nhân viên của bệnh viện;
  • Pha chế thuốc;
  • Tẩy khuẩn;
  • Lau chùi phòng làm việc;
  • Phòng bệnh nhân…
  • 1.2  Thành phần, tính chất xử lý nước thải bệnh viện

Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là:

  • Các chất hữu cơ;
  • Các chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P);
  • Các chất rắn lơ lửng;
  • Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt,
  • các loại kí sinh trùng, amip, nấm…
  • Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh;
  • Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.

Theo kết quả phân tích của các cơ quan chức năng, 80% nước thải từ bệnh viện là nước thải bình

thường (tương tự nước thải sinh hoạt) chỉ có 20% là những chất thải nguy hại bao gồm chất thải

nhiễm khuẩn từ các bệnh nhân, các sản phẩm của máu, các mẫu chẩn đoán bị hủy, hóa chất phát

sinh từ trong quá trình giải phẫu, lọc máu, hút máu, bảo quản các mẫu xét nghiệm, khử khuẩn.

Với 20% chất thải nguy hại này cũng đủ để các vi trùng gây bệnh lây lan ra môi trường xung

quanh. Đặc biệt, nếu các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc các sản phẩm chuyển hóa của

chúng… không được xử lý‎ đúng mà đã xả thải ra bên ngoài sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư

cho những người tiếp xúc với chúng.

Bảng 1: Thành phần và tính chất nước thải bệnh viện

STT Thông số ô nhiễm Đơn vị Kết quả TCVN 6772-2000Mức I
1 pH mg/l 6.0 – 8.0 5-9
2 BOD5 mgO2/l 493 30
3 COD mgO2/l 420
4 TSS mg/l 263 50
5 Tổng Nitơ Kjeldahl(NK) mg/l 65
6 Tổng Photpho P mg/l 12
7 NO3- mg/l 0,18 30
8 Tổng Coliforms KL/100ml 4,9 Î 106 1000

( Theo nguồn nước thải của Trung tâm phục hồi chức năng)

Tham khảo thêm đồ án:

Đồ án xử lý nước thải bệnh viện 500 m3

Xem thêm: