>

Cải tạo hệ thống xử lý nước thải Sơn Hà

 

  SƠ ĐHỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC SƠN HÀ

Được thành lập vào năm 2003, công ty môi trường Ngọc Lân là chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực xử lý môi trường, nhận chuyển giao công nghệ xử lý nước bậc cao như công nghệ oxy hoá sâu kết hợp màng lọc sinh học cao phân tử MBR, công nghệ  MBR, MBBR, công nghệ Unitank…

Chúng tôi gửi tới quý công ty công nghệ cải tạo như sau:

                                                        

 

THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ CẢI TẠO

Tại sao phải cải tạo hệ thống xử lý nước thải xi m Sơn Hà?

HTXLNT Sơn Hà thực chất là nước thải xi mạ, có các vấn đề như: nước có độ màu rất khó xử lý, độ pH thấp, cặn lơ lững cao, tính chất, lưu lượng không ổn định thay đổi theo giờ, ngày, hóa chất vận hành không phù hợp, quy trình xử lý không hợp lý. Nên chúng ta cần giải quyết các vấn đề như sau:

1.      Nâng cấp HTXLNT từ 5m3/h – 10 m3/h.

2.      Cần phải xử lý triệt để các chất gây ô nhiễm mà HTXLNT cũ không làm được

3.      Giảm giá thành vận hành HTXLNT

                                                                                  

Thiết minh chi tiết

1.      Nâng cấp công suất HTXLNT:

         Bể gom: được tính theo công thức (V=Qmax x T) đã thỏa mãn đáp số T -thời gian lưu nước T= 30-60 phút  – theo sách xử lý nước thải công nghiệp của TS Lâm Minh Triết

         Bể điều hòa : được tính theo công thức (V=Qtb x T) đã thỏa mãn đáp số T: thời gian lưu nước T= 6h – 12h

         Bể phản ứng : được tính theo công thức (V=Qtb x T) đã thỏa mãn đáp số T: thời gian lưu nước T= 3 phút – 5 phút

         Bể tạo bông: được tính theo công thức (V=Qtb x T) đã thỏa mãn đáp số T: thời gian lưu nước T= 15 -30 phút.

         Bể lắng: được tính theo công thức (V=Qtb x T) đã thỏa mãn đáp số T: thời gian lưu nước T= 1 – 3h.

         ……………………….

Như vậy việc nâng cấp hệ thống phần xây dựng cơ bản là không phải xây dựng thêm mà chỉ phải thay đổi quy trình và tăng cường các bơm chìm nước thải để đáp ứng lưu lượng 10m3/h.

2.      Cần phải xử lý triệt để các chất gây ô nhiễm mà HTXLNT cũ không làm được

         Cải tạo lại quy trình xử lý cho phù hợp với tính chất nước thải xi mạ

         Bổ sung các hóa chất có khả năng phân hủy màu nước thải xi mạ

         Bổ sung các hóa chất trợ keo tụ, keo tụ, nâng pH cho phù hợp với tính chất nước thải.

         Nghiên cứu cải tạo HTXLNT để tiết kiệm chi phí vận hành

         Đào tạo cán bộ, nhân viên nắm vững quy trình vận hành hệ thống XLNT của Sơn Hà .

Quy trình xử lý nước thải xi m:

Nước thải theo hệ thống thu gom chảy vào bể thu gom. Tại đầu vào bể thu gom, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống  song chắn rác thô được lắp đặt để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Bể thu gom có nhiệm vụ:

         Thu gom nước thải từ các công đoạn của nhà máy một mà không sử dụng bơm

         Tách cát, tách dầu mỡ sơ bộ

         Làm hầm bơm cung cấp nước cho bể điều hòa

Từ hố gom nước được bơm lên bể điều hòa. Tại đây, để trách tình trạng sinh mùi, lắng cặn và xử lý một phần COD, BOD ta dùng máy thổi khí để cung cấp oxi vào bể. Bể điều hòa có nhiệm vụ:

         Điều hòa lưu lượng

         Giảm nhiệt độ nước thải

         Ổn định tính chất nước thai

         Xử lý một phần chất ô nhiễm

Sau khi qua bể điều hoà nước được bơm sang bể xử lý hóa lý. Nhiệm vụ của bể hóa lý:

         Phá màu nước thải

         Ổn định pH

         Phá vỡ liên kết hệ keo thiên nhiên trong nước thải (tạp chất, chất ô nhiễm, cặn lơ lững..) hình thành ra bông cặn

         Tạo ra bông bùn lớn có khả năng chìm được

Tại bể phản ứng, hóa chất keo tụ được châm vào bể với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ bằng bơm định lượng hóa chất. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, hóa chất keo tụ được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải, hình thành các bông cặn khắp diện tích bể. Đồng thời hóa chất trợ keo tụ, các bông cặn li ti sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng.

Hỗn hợp nước và bông cặn ở bể phản ứng tự chảy sang bể lắng hóa lý. Lắng hóa lý có nhiệm vụ:

         Loại bỏ các bông bùn ra khỏi nước thải

         Chứa bùn trung gian

 Phần bùn trong nước thải được giữ lại ở đáy bể lắng. Lượng bùn này được bơm qua bể chứa bùn.

Từ bể lắng, phần nước được cho tự chảy qua bể trung gian trước khi cho qua bể lọc áp lực. Tại lọc áp lực, các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học được loại bỏ.

Nước thải sau hệ thống xử lý đạt theo tiêu chuẩn xả thải của pháp luật cột B của QCVN 40-2011/BTNMT.