>

Hệ thống xử lý nước thải mía đường

Hệ thống xử lý nước thải mía đường

Công ty môi trường Ngọc Lân nhận xử lý nước thải mía đường, công nghệ hiện đại, chất lượng cao, giá thành hợp lý. LH 0905555146

Việc tìm ra giải pháp và công nghệ thích hợp để xử lý nước thải mía đường là việc làm cần thiết, bởi tải lượng ô nhiễm của loại nước thải này cao, do chứa một lượng lớn các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng. Các chất này dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật, gây mùi thối làm ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.

Hệ thống xử lý nước thải mía đường

Hệ thống xử lý nước thải mía đường

Công nghệ sản xuất mía đường thông thường trải qua 3 công đoạn chính: ép, làm sạch nước mía, kết tinh.

–         Trên 50% nhà máy đường dùng phương pháp sunflit để tinh chế đường.

–         Ngoài ra còn có phương pháp vôi hóa và cacbonat hóa. Hiện ở Việt Nam chỉ có 2/45 nhà máy dùng phương pháp khuyếch tán là Nhà máy đường Cam Ranh và Bourbon Tây Ninh.

Công nghiệp chế biến đường hoạt động theo mùa vụ do đó lượng chất thải cũng phụ thuộc vào mùa thu hoạch. Quy trình công nghệ sản xuất đường gồm hai giai đoạn: sản xuất đường thô và sản xuất đường tinh luyện. Hiểu được các nguồn thải từ quá trình sản xuất sẽ rất hữu ích cho kỹ sư thiết kế hệ thống xử lý nước thải mía đường

Lượng nước thải trong công nghiệp sản xuất đường thô rất lớn bao gồm nước rửa mía cây và ngưng tụ hơi, nước rửa than, nước xả đáy lò hơi, nước rửa cột trao đổi ion, nước làm mát, nước rửa sàn và thiết bị, nước bùn bã lọc dung dịch đường rơi vãi trong sản xuất…

Thành phần nước thải sản xuất đường được thể hiện trong bảng sau:

cong-nghe-xu-ly-nuoc-thai-mia-duong-4

Xử lý nước thải mía đường có nhiều chỉ tiêu cần quan tâm, trong đó quan trọng là BOD thay đổi và biến động rất lớn.

Các chất thải của nhà máy đường làm cho nước thải có tính axit. Trong trường hợp ngoại lệ, độ pH có thể tăng cao do có trộn lẫn CaCO3.

CÁC NGUỒN THẢI KHÁC TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI MÍA ĐƯỜNG

Do đặc điểm của công nghệ sản xuất mía đường, nước thải được phân thành các nhóm sau:

–         Nước thải từ khu ép mía: Ở đây, nước dùng để ngâm ép đường trong mía và làm mát các ổ trục của máy ép. Loại nước thải này có BOD cao (do có đường thất thoát) và có chứa dầu mỡ.

–         Nước thải rửa lọc, làm mát, rửa thiết bị và rửa sàn: Nước thải rửa lọc tuy có lưu lượng nhỏ nhưng giá trị BOD, chất lơ lửng và nhiệt độ cao. Loại nước thải này nên kết hợp nhập nguồn với các loại nước khác trước khi về trạm xử lý nước thải mía đường

Nước làm mát được dùng với lượng lớn và thường được tuần hoàn hầu hết hoặc một phần trong quy trình sản xuất. Nước làm mát thường nhiễm bẩn một số chất hữu cơ bay hơi từ nước đường đun sôi trong nồi nấu hoặc nồi chân không.

Nước chảy tràn từ các tháp làm mát thường có giá trị BOD thấp.

Nước rò rỉ và nước rửa sàn, rửa thiết bị tuy có lưu lượng thấp và được xả định kỳ nhưng có hàm lượng BOD rất cao.

–         Nước thải khu lò hơi: Nước thải khu lò hơi được xả định kỳ, với đặc điểm là chất rắn lơ lửng cao và giá trị BOD thấp, nước thải mang tính kiềm.

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MÍA ĐƯỜNG

Công ty môi trường Ngọc Lân qua nghiên cứu về tính chất nước thải của nhiều nhà máy chế biến mía đường và so sánh giữa các công nghệ xử lý, xem xét các chỉ tiêu cần xử lý và yêu cầu xử lý, chúng tôi đưa ra công nghệ xử lý nước thải mía đường tối ưu về kinh tế và kĩ thuật như sau:

Phân tích quy trình

SCR thô và tinh được sử dụng để loại phần lớn các tạp chất lơ lửng có trong nước thải có các kích thước khác nhau.

Bể lắng sơ bộ và tuyển nổi để loại cát và các chất lơ lửng có trong nước thải để đảm bảo lượng SS đạt yêu cầu vào công trình sinh học.

Tháp giải nhiệt để giảm nhiệt thích hợp cho các công trình phía sau vì xử lý nước thải mía đường có nhiệt độ khá cao.

Bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ ô nhiễm được ổn định.

Nước thải sau khi tuyển nổi siêu nông cho vào bể kỵ khí (bùn hạt), tiến hành kỵ khí nhiều lần. Do hàm lượng BOD trong nước thải khá cao và biến động.

Sau khi kỵ khí đến lúc BOD đạt giá trị khoảng <1000 mg/l lúc đó chưa thích hợp cho vào bể bùn hoạt tính Aerotank nên ta cho vào bể giá thể di động MBBR để giảm tải lượng, đồng thời tăng hiệu suất xử lý BOD.

Sau đó nước thải qua các công trình tiếp theo như lắng, lọc và thải ra nguồn tiếp nhận.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MÍA ĐƯỜNG

Ưu điểm:

–         Công trình xử lý đạt hiệu suất xử lý cao, đảm bảo tiêu chuẩn xả thải về các chỉ tiêu BOD, COD, SS, nhiệt độ, pH,…

–         Sử dụng công nghệ mới trong xử lý nước thải mía đường hiện nay.

–         Dễ hợp khối các công trình trong thiết kế, thuận lợi cho quá trình thi công công trình.

–         Công trình mang tính thẩm mỹ cao và tiết kiệm mặt bằng đến mức có thể,…

Nhược điểm:

Để đảm bảo hiệu suất xử lý nước thải mía đường đúng theo tính toán và thiết kế thì đòi hỏi kĩ sư vận hành phải có kiến thức chuyên môn cao.

Để hiểu rõ hơn về công nghệ xử lý nước thải mía đường, kiến thức vận hành và các vấn đề liên quan. Rất chào mừng các bạn liên hệ với công ty môi trường Ngọc Lân của chúng tôi để được tư vấn và tham quan công trình xử lý nước thải mía đường hoàn toàn miễn phí. Chúc các bạn một ngày làm việc thành công.

Thân ái!

KSMT Bùi Hòa