>

Xử lý nước thải ngành hóa mỹ phẩm

Công ty môi trường Ngọc Lân nhận Xử lý nước thải ngành hóa mỹ phẩm, công nghệ hiện đại, chất lượng cao, giá thành hợp lý. LH 0905555146

Xử lý nước thải ngành hóa mỹ phẩm:

Xử lý các loại nước thải ra trong quá trình sản xuất các sản phẩm như: dầu gội, xà phòng, sữa tắm, dầu xả, kem đánh răng…Các chỉ số ô nhiễm trong nước thải hóa mỹ phẩm rất cao như BOD 2000 -5000mg/l, COD 15000 – 25000 mg/lít, độ màu khó phân giải bằng vi sinh hoặc các biện pháp hóa lý thông thường.

nhà máy hóa mỹ phẩm Unilive

Nhà máy Unilever sản xuất bột giặt Omo, nước xả Comfort, kem đánh răng PS…

1.TỔNG QUAN PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI HOÁ MỸ PHẨM

1.1 Phương pháp vật lý ( cơ học )

– Phương pháp này sử dụng các thiết bị, máy móc nhằm xử lý một phần các chất ô nhiễm có trong nước thải. Ví dụ như quá trình tách rác ( chủ yếu là các bao bì ) ra khỏi nước thải.

– Các thiết bị thông dụng loại này như máy tách rác, song chắn rác, máy ép bùn, các thiết bị lọc (lọc cát, lọc than )…

1.2 Phương pháp hoá lý

– Phương pháp này ứng dụng các quá trình hoá lý để xử lý nước thải, nhằm giảm một phần các chất ô nhiễm ra khỏi nước thải.

– Phương pháp hoá lý chủ yếu là phương pháp keo tụ (keo tụ bằng phèn nhôm, PAC, polymer), phương pháp đông tụ, phương pháp tuyển nổi, … dùng để loại bỏ hàm lượng chất lơ lửng (SS), các chất hoạt động bề mặt của nước thải từ sản xuất dầu gội, sữa tắm…, độ màu, độ đục, COD, BOD5 của nước thải.

1.3 Phương pháp hoá học

– Phương pháp này dùng các phản ứng hoá học để chuyển các chất ô nhiễm thành các chất ít ô nhiễm hơn, chất ô nhiễm thành chất không ô nhiễm. Ví dụ như dùng ozon, Chlorine, để ôxy hoá các chất hữu cơ, vô cơ còn lại trong nước thải sau khi qua xử lý sinh học.

1.4 Phương pháp sinh học

– Phương pháp xử lý nước thải này nhờ tác dụng của các loài vi sinh vật để phân huỷ một hàm lượng chất hữu cơ rất cao trong nước thải của ngành hoá mỹ phẩm,khả năng khử BOD5, COD rất hiệu quả. Phương pháp này chia làm 2 loại chủ yếu là sinh học hiếu khí ( có mặt sinh vật hiếu khí ) và sinh học kị khí ( có mặt sinh vật kị khí ). Đây là phương pháp phổ biến và thông dụng trong các qui trình xử lý nước thải vì có ưu điểm giá thành thấp, dễ vận hành.

– Các công trình đơn vị xử lý sinh học hiếu khí như : Aerotank, sinh học hiếu khí SBR, sinh học tiếp xúc quay RBC (Rotating biological contact).

– Các công trình đơn vị xử lý sinh học kị khí như : UASB ( upflow anearobic slugde blanket ), bể lọc sinh học kị khí dòng chảy ngược, bể lọc sinh học kị khí dòng chảy ngược có tầng lọc, bể kị khí khuấy trộn hoàn toàn,…

2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỸ PHẨM VÀ NỒNG ĐỘ CÁC CHẤT Ô NHIỄM

2.1 Quy trình sản xuất

Bước 1 xử lý nước thải hóa mỹ phẩm

2.1.1. Qui trình công nghệ sản xuất dầu gội
2.1.2. Qui trình công nghệ sản xuất sữa tắm

Bước 2 xử lý nước thải ngành hóa mỹ phẩm

2.1.3. Qui trình công nghệ sản xuất nước xả mềm vải

Bước 3 xử lý nước thải hóa mỹ phẩm

2.1.4. Qui trình công nghệ sản xuất xà bông tắm

Bước 4 xử lý nước thải hóa mỹ phẩm

2.1.5. Qui trình công nghệ sản xuất kem đánh răng

Bước 5 xử lý nước thải hóa mỹ phẩm

2.1.6. Qui trình công nghệ sản xuất bàn chải đánh răng
Bước 6 Xử lý nước thải ngành hóa mỹ phẩm
2.2 Thuyết minh công nghệ sản xuất

Toàn bộ qui trình sản xuất của công ty là qui trình sử dụng công nghệ hiện đang được sử dụng rộng rãi trong lãnh vực sản xuất các loại sản phẩm dầu gội, bàn chải đánh răng,…

Sơ đồ dây chuyền chung cho các công nghệ sản xuất : nguyên liệu chính và các loại phụ liệu, chất bảo quản và chất phụ gia được chuẩn bị. Tất cả các nguyên liệu được cân và tự đông chuyển đến máy trộn hoặc bồn gel. Sau đó, các nguyên liệu được nấu trọn với nhau ở nhiệt độ cao ( tuỳ loại sản phẩm mà nhiệt độ cần thiết có thể thay đổi).

Sau khi nấu trộn hoá chất, sản phẩm được thêm các phụ gia lần nữa ( màu, hương liệu, chất phụ gia và chất bảo quản).Sản phẩm sau cùng được chuyển đến các bồn chứa để từ đó bơm thẳng lên máy nạp tự động vô chai ( các loại sản phẩm nước như dầu gội, nước xả vải,sữa tắm) hoặc đùn ép định hình ( xà phòng cục )

2.3 Kết quả phân tích các mẫu đặc trưng

Ký hiệu mẫu

CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH

BOD5

(mg O2/l)

COD

(mg O2/l)

Ntổng

(mg/l)

P2O5

(mg/l)

SS

(mg/l)

pH

 

1

1667

4112

50,7

174,8

2820

4,81

2

1398

2310

52,2

186,6

842

5,73

3

1409

3020

50,3

128,5

1540

6,47

 

3. ĐÁNH GIÁ THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI HÓA MỸ PHẨM

Hầu như các chỉ tiêu đều không đạt tiêu chuẩn và vượt tiêu chuẩn rất cao. Chỉ có SS và pH đạt tiêu chuẩn cho phép vì phần lớn bể tự hoại phân hủy chất rắn lơ lửng rất tốt.

Tỷ lệ các chỉ tiêu không giống với đặc tính của nước thải sinh hoạt thông thường vì quá trình vệ sinh của các công nhân thường dùng nhiều các chất tẩy rửa nên giá trị COD, P2O5 cao bất thường.

Nước thải sinh hoạt đã có qua bể tự hoại nhưng những kết quả phân tích cho thấy là chưa đạt tiêu chuẩn B TCVN 24:2009. Vì vậy, cần phải tiếp tục xử lý để đạt tiêu chuẩn cho phép.

4. SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH HÓA MỸ PHẨM TRUYỀN THỐNG

 

Công nghệ xử lý nước thải hóa mỹ phẩm

5. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH HÓA MỸ PHẨM

Nước thải từ các hầm bơm ở mỗi dây chuyền sản xuất tập trung về bể lắng kết hợp tuyển nổi để lắng bớt những hạt cặn có kích thước lớn và giúp các hạt cặn , chất hữu cơ có kích thước nhẹ hơn nổi lên bám vào các bọt khí nhờ quá trình tuyển nổi. Sau đó, nước thải được bơm lên bể điều hoà 1.

Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào trạm xử lý.

Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao động của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình tiếp theo, giảm kích thước và vốn đầu tư xây dựng các công trình tiếp theo.

Các lợi ích của việc điều hòa lưu lượng là: (1) quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất “shock” tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý có thể được pha loãng, pH có thể được trung hòa và ổn định; (2) chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định. Nước thải tiếp tục được đi qua bể phản ứng keo tụ.

Tại bể keo tụ, châm một lượng PAC vào trong bể. PAC là chất giúp các hạt cặn lơ lửng, chất hữu cơ kết dính thành hạt cặn lớn nhờ một phần hỗ trợ của cánh khuấy. Sau khi nước thải lưu ở bể keo tụ 1 thời gian nó tiếp tục đi qua bể lắng 1. Các bông cặn khi qua đến bể lắng 1 được lắng xuống đáy bể. Lâu ngày lớp cặn đó hình thành 1 lớp bùn và nó được thu qua bể phơi bùn. Ở bể này, SS, BOD, COD giảm rất nhiều. Sau đó, nước thải đi qua bể điều hoà 2.

Tại bể điều hoà 2, có thêm 1 lượng nước thải sinh hoạt. Bên cạnh đó, điều hoà hàm lượng nước thải ổn định để chuẩn bị tốt trước khi vào bể xử lý sinh học hiếu khí.

Ở bể aeroten, hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải giảm rất nhiều nhờ sự phân hủy sinh học của các vi sinh hiếu khí. Trong bể có hệ thống sục khí để cấp một lượng oxy cần thiết cho vi sinh hoạt động. Nước thải tiếp tục được bơm qua bể lắng 2.

Bể lắng 2 cũng thực hiện chức năng lắng cặn như bể lắng 1. Tại đây, hàm lượng SS,BOD,COD đã được xử lý tương đối triệt để. Nước thải được chảy tiếp qua bể khử trùng.

Tại bể khử trùng, nước được khử trùng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận

 

6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH HÓA MỸ PHẨM

 

Theo quy trình công nghệ trên, một phần các chất ô nhiễm trong nước thải được loại bỏ nhưng chất lượng nước đầu ra không đảm bảo theo quy chuẩn hiện hành. Công ty môi trường Ngọc Lân đã có nhiều cải tiến trong quá trình thiết kế, xây dựng trạm xử lý nước mỹ phẩm, đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt quy chuẩn hiện hành của pháp luật QCVN 24:2009, cột A.

 

Nếu công ty quí khách đang cần cải tiến hoặc dự định xây dựng một hệ thống xử lý mới hãy liên hệ Công ty Môi Trường Ngọc Lân. Bằng việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, chúng tôi sẽ giúp giảm bớt các gánh nặng về chi phí và thời gian cho quí khách khi xây dựng hệ thống Xử lý nước thải ngành hóa mỹ phẩm.

Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả !