>

Phương pháp xử lý nước thải chế biến cao su

Phương pháp xử lý nước thải chế biến mủ cao su

 

Công ty môi trường Ngọc Lân giới thiệu phương pháp xử lý nước thải chế biến cao su.

xử lý nước thải cao su: quy trình chế biến mủ tạp

xử lý nước thải cao su: quy trình chế biến mủ tạp

Nước ta là một nước có diện tích trồng cây cao su tương đối lớn. Cây cao su chủ yếu phân bố ở vùng tây nguyên và miền đông nam bộ. Vì thế, ngành công nghiệp chế biến cao su cũng được quan tâm trong thời kỳ mới.

Ngày nay ngành cao su ngày càng phát triển, việc phải cung cấp một lượng lớn cao su cho sản xuất, tiêu dùng thì lượng mủ phải chế biến ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, bên cạnh nền kinh tế phát triển đó là một môi trường ngày càng ô nhiễm do nước thải cao su chưa xử lý hoặc xử lý chưa triệt để, đã làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm. Nước thải cao su có hàm lượng các hợp chất hữu cơ phân hủy cao như acid acetic, đường, protein, chất béo… Đặc biệt là các chỉ số COD, BOD và Nitơ rất cao. Ngoài ra vấn đề mùi hôi do tạo thành mercapta và H2S cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp xử lý nước thải chế biến cao su hiệu quả. Với công nghệ hiện đại, tiên tiến nhất, công ty môi trường Ngọc Lân đã xử lý được loại nước thải cao su này, đặc biệt là công nghệ khử mùi hôi hiệu quả.

xu-ly-nuoc-thai-can-tho

Với những đặc trưng như BOD, COD, N và SS cao, cùng với pH thấp, khiến cho việc xử lý loại nước thải này phải kết hợp giữa hóa lý và sinh học để đạt hiệu quả cao.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải chế biến cao su như sau: Nước sau công đoạn sản xuất mủ cao su sẽ được đưa qua song chắn rác để loại bỏ những rác lớn như cành cây, lá… để tránh làm ảnh hưởng đến đường ống cũng như các công trình xử lý phía sau. Nước được đưa vào bể gạn mủ để loại bỏ những bông mủ hình thành trên mặt thoáng. Tiếp đến, nước sẽ vào 2 bể keo tụ và bể tạo bông để giúp làm giảm lượng chất rắn lơ lửng có trong nước. Ở 2 bể này, các hóa chất là phèn và polymer sẽ được bổ sung để tăng hiệu quả của việc xử lý. Sau khi loại bỏ hết cặn ở bể lắng sơ cấp, nước được đưa vào bể UASB và bể Aerotank để sử dụng các quá trình kị khí-hiếu khí nhằm loại bỏ các chất hữu cơ có thể phân hủy như protein… Sau Aerotank, nước được đưa qua bể lắng 2 để loại bỏ hết các bông cặn và đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 01:2008/BTNMT. Bùn từ các bể lắng và UASB sẽ được đưa vào bể nén bùn rồi ép bùn để xử lý.

Để hiểu rõ hơn về công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su, kiến thức vận hành và các vấn đề liên quan. Rất chào mừng bạn đọc liên hệ với Công ty môi trường Ngọc Lân của chúng tôi để được tư vấn và tham quan công trình xử lý nước thải hoàn toàn miễn phí. Chúc các bạn một ngày làm việc thành công.

Thân ái!

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [1.04 MB]

Xem thêm: