Xử lý nước thải mì ăn liền
Xử lý nước thải mì ăn liền:
1. Đặc trưng của xử lý nước thải mì ăn liền:
Nước thải sản xuất mì ăn liền chứa hàm lượng các chất hữu cơ và dầu mỡ khá cao. Các chất hữu cơ này làm giảm, ức chế đến sự phát triển của các loài thủy sinh, sự phát triển của cây trồng, vật nuôi. Hiện diện trong các nguồn nước, chúng bị phân hủy vi sinh giải phóng ra các chất khí CO2, CH4, H2S gây mùi hôi thối trong môi trường.
Chất rắn lơ lửng (SS) cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh, đồng thời gây tác hại vể mặt cảm quan (tăng độ đục của nguồn nước) và gây bồi lắng dòng chảy. Các chất dinh dưỡng (N,P) với nồng độ cao trong nước thải sản xuất mì ăn liền sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước, rong tảo phát triển làm suy giảm chất lượng nguồn nước. Nồng độ ô nhiễm đặc trưng của nước thải mì ăn liền thể hiện cụ thể ở bảng sau.
Bảng chất lượng nước thải sản xuất mì ăn liền
2. Quy trình công nghệ xử lý nước thải mì ăn liền
3. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải mì ăn liền
Nước thải từ các khu vực sản xuất theo mạng lưới thoát nước riêng chảy vào hố thu của trạm xử lý. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó, nước thải sẽ được bơm lên bể điều hòa. Trước bể điều hòa đặt lưới lọc rác tinh (kích thước lưới 1 mm) để loại bỏ rác có kích thước nhỏ hơn làm giảm SS 15%, sau đó nước thải tự chảy xuống bể điều hòa.
Tại bể điều hòa, máy thổi khí cung cấp khí cho bể. Khí sẽ hòa trộn đồng đều nồng độ nước thải đầu vào trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu. Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang cụm bể tuyển nổi. Hỗn hợp khí, nước, hoá chất được bơm vào bình tạo áp của cụm bể tuyển nổi. Sau khi qua bình tạo áp, các chất lơ lững và dầu mỡ sẽ được nổi lên trên bề mặt nước thải dưới tác dụng nâng của bọt khí (thường là không khí) vào pha lỏng, các bọt khí đó đủ lớn sẽ kéo theo các hạt cùng nổi lên bề mặt, Sau đó, chúng tập hợp với nhau thành lớp bọt chứa hàm lượng cao hơn trong chất lỏng ban đầu.
Chất nổi được vớt bằng hệ thống gạt bùn và đưa về bể gom bùn. Nước từ bể tuyển nổi chảy sang bể aerotank. Bể Aerotank có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Trong bể Aerotank diễn ra quá trình oxi hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Trong bể Aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm. Vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ dạng keo và hòa tan có trong nước để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng gọi là bùn hoạt tính.
Khi vi sinh vật phát triển mạnh, sinh khối tăng tạo thành bùn hoạt tính. Hàm lượng bùn hoạt tính nên duy trì ở nồng độ khoảng 2500 – 4000 mg/l; Do đó, một phần bùn lắng tại bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn trở lại vào bể Aerotank để đảm bảo nồng độ bùn nhất định trong bể. Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đi vào các bể tiếp theo, vì vậy bể lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa.
Nước thải sau bể lắng sẽ tự chảy sang bể trung gian và được bơm qua bể lọc áp lực đa lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính, để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học và halogen hữu cơ. Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn sót lại trong nước thải, đồng thời khử trùng nước thải trước khi nước thải được xả thải vào nguồn tiếp nhận. Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật.
Bùn ở bể chứa bùn được bơm qua máy ép bùn băng tải để loại bỏ nước, giảm khối tích bùn. Bùn khô được các cơ quan chức năng thu gom và xử lý định kỳ. Tại bể chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.
4. Ưu, nhược điểm công nghệ xử lý nước thải mì ăn liền
a. Ưu điểm:
· Công nghệ xử lý nước thải đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải;
· Nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý đạt quy chuẩn hiện hành;
· Diện tích đất sử dụng tối thiểu.
· Hòa hợp với các công trình hiện hữu;
· Nước sau quy trình xử lý có khả năng tái sử dụng: tưới cây, dội bồn cầu,…
b. Nhược điểm:
· Nhân viên vận hành cần được đào tạo về chuyên môn;
· Chất lượng nước thải sau xử lý có thể bị ảnh hưởng nếu một trong những công trình đơn vị trong trạm không được vận hành đúng các yêu cầu kỹ thuật;
· Bùn sau quá trình xử lý cần được thu gom và xử lý định kỳ.
Hãy liên hệ Công ty môi trường Ngọc Lân để được tư vấn, cải tạo, thiết kế (chúng tôi có nhận vận hành trọn gói với giá rẻ) để hệ thống Xử lý nước thải mì ăn liền có tính bền vững, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả !