>

Xử lý nước thải rỉ rác

 

Xử lý nước thải rỉ rác

Nước thải rỉ rác nồng độ ô nhiễm của nước rỉ rác rất cao: COD 45000 mg/l, BOD 14000 mg/l, Nito 600 mg/l,…

Xử lý nước thải rỉ rác:

1. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải rỉ rác

 Mô hình xử lý nước thải rỉ rác

2. Thuyết minh công nghệ Xử lý nước thải rỉ rác

 a. Bể điều hòa 1và 2

Nước thải được thu gom và chứa tại bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải. Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải. Hệ thống phân phối khí được lắp đặt ở đáy các bể điều hòa để tránh lắng cặn trong bể, hạn chế hiện tượng yếm khí tạo mùi hôi sinh ra trong bể do quá trình phân hủy yếm khí các chất hữu cơ, hòa trộn đều nồng độ nước thải trên toàn diện tích bể. Bể điều hòa đảm bảo sự hoạt động ổn định về lưu lượng và nồng độ cho các công trình đơn vị phía sau.

b. Bể phản ứng

Nước thải từ bể điều hòa 1 và 2 được bơm lên bể phản ứng. Hóa chất keo tụ và hóa chất hiệu chỉnh môi trường được châm vào bể với liều lượng nhất định và được kiểm soát chặt chẽ bằng máy pH. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, hóa chất keo tụ và hóa chất hiệu chỉnh môi trường được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Trong điều kiện môi trường thuận lợi cho quá trình keo tụ, hóa chất keo tụ và các chất ô nhiễm trong nước thải tiếp xúc, tương tác với nhau, hình thành các bông cặn nhỏ li ti trên khắp diện tích và thể tích bể. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông.

c. Bể keo tự tạo bông

Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất trợ keo tụ được châm vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hóa chất này và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ bể phản ứng sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn tại bể keo tụ tạo bông có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng lamella. Hỗn hợp nước và bông cặn hữu dụng tự chảy sang bể lắng lamenla.

d. Bể lắng lamella Xử lý nước thải rỉ rác

Nước thải từ bể keo tụ tạo bông được phân phối vào vùng phân phối nước của bể lắng lamella. Hiệu suất bể lắng được tăng cường đáng kể do sử dụng hệ thống tấm lắng lamella. Bể lắng lamella được chia làm ba vùng căn bản:

· Vùng phân phối nước;

· Vùng lắng ;

· Vùng tập trung và chứa cặn.

Nước và bông cặn chuyển động qua vùng phân phối nước đi vào vùng lắng của bể là hệ thống tấm lắng lamella, với nhiều lớp mỏng được sắp xếp theo một trình tự và khoảng cách nhất đinh. Khi hỗn hợp nước và bông cặn đi qua hệ thống này, các bông bùn va chạm với nhau, tạo thành những bông bùn có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông bùn ban đầu. Các bông bùn này trượt theo các tấm lamella và được tập hợp tại vùng chứa cặn của bể lắng. Nước sạch được thu ở phía trên bể lắng và được phân phối vào bể sinh học 1 và 2.

e. Bể sinh học 1 và 2Xử lý nước thải rỉ rác

Nước thải sau khi đi qua bể lắng, nồng độ các chất ô nhiễm và nồng độ chất rắn lơ lửng đã giảm đáng kể nhưng so với quy chuẩn, nồng độ các chất vẫn chưa đảm bảo nồng độ xả thải cho phép. Do đó, nước sau khi qua bể lắng lamella được phân phối vào bể sinh học 1 và 2 để tiếp tục xử lý các chất ô nhiễm trong nước, đáp ứng quy chuẩn xả thải hiện hành theo quy định của pháp luật. Tại các bể sinh học, hệ thống khí được lắp đặt khắp diện tích bể, cung cấp đủ oxy cho vi sinh vật sống và hoạt động liên tục, duy trì trạng thái lơ lửng của bùn hoạt tính.

Bùn hoạt tính là các bông cặn có màu nâu sẫm chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải và là nơi cư trú để phát triển của vô số vi khuẩn và vô số các vi sinh vật sống khác. Vi khuẩn và các vi sinh vật sống dùng chất nền và chất dinh dưỡng làm thức ăn để chuyển hóa chúng theo từng bước xen kẽ và nối tiếp nhau. Một số loài vi khuẩn tấn công vào các hợp chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp, sau khi chuyển hóa thải ra các hợp chất hữu cơ có cấu trúc đơn giản hơn nữa và quá trình cứ thế tiếp tục cho đến khi chất thải cuối cùng không thể dùng làm thức ăn cho bất kỳ loài vi sinh nào nữa.

Các bể sinh học 1 và 2 ứng dụng công nghệ bùn hoạt tính hiếu khí cải tiến. Chế độ vận hành gián đoạn. Bể vừa có chức năng xử lý sinh học, vừa có chức năng lắng. Nguyên tắc hoạt động của bể sinh học 1 và 2 bao gồm chuỗi chu trình xử lý liên tiếp với các giai đoạn, các pha sau:

Ø Giai đoạn 1: Giai đoạn cấp nước – Pha 1 Cấp nước vào bể sinh học

Trong giai đoạn nạp nước vào bể, khí được cấp vào bể trong suốt quá trình nạp nước thải vào bể. Khí sẽ hòa trộn đồng đều nước thải đầu vào trên toàn diện tích bể, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình xử lý các chất ô nhiễm diễn ra trong bể.

Ø Giai đoạn 2 Giai đoạn phản ứng – Pha 2 Tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính bằng sục khí

Giai đoạn này ứng dụng quá trình sinh trưởng của vi sinh vật lơ lửng hiếu khí, bao gồm vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn hiếu khí tùy tiện, nấm, tảo, động vật nguyên sinh, …, khi nước thải được đưa vào bể với lưu lượng, thể tích nhất định dưới tác động của oxy được cung cấp từ các máy thổi khí, vi sinh thực hiện quá trình phân hủy các chất hữu cơ, chuyển hóa chúng thành CO2, H2O, các sản phẩm vô cơ khác và các tế bào sinh vật mới.

Trong giai đoạn này cần tiến hành thí nghiệm để kiểm soát các thông số đầu vào như: DO, BOD5, COD, N, P, cường độ sục khí, nhiệt độ, pH… để có thể tạo bông bùn hoạt tính hiệu quả cho quá trình lắng.

Ø Giai đoạn 3: Giai đoạn lắng – Pha 3: Lắng

Sau quá trình làm thoáng, nước thải trong các bể sinh học được để yên và quá trình lắng tĩnh bắt đầu diễn ra. Sau thời gian lắng nhất định, ta có thể nhận thấy sự phân tách lớp bùn và nước trong bể.

Ø Giai đoạn 4: Giai đoạn chắt nước – Pha 4: Xả nước và bơm xả lượng bùn dư

Trong giai đoạn này, phần nước trong phía trên trong bể sinh học được đưa sang bể khử trùng. Một phần lượng bùn hoạt tính lắng dưới đáy bể được đưa sang sân phơi bùn.

Khi giai đoạn xả nước, xả bùn (nếu có) hoàn tất, nước thải tiếp tục được nạp vào bể sinh học để tiếp tục chu kỳ mới. Bể sinh học có chế độ vận hành linh hoạt tùy thuộc vào lưu lượng và tính chất nước thải đầu vào.

Nước sau thời gian xử lý tại bể sinh học cải tiến được bơm qua bể lọc áp lực

f. Bể lọc áp lực


Nước thải sau khi qua bể sinh học được bơm lên bể lọc áp lực để loại bỏ triệt để các bông cặn còn xót lại ở trong nước. Các hạt cặn này được giữ lại trên bề mặt vật liệu lọc, phần nước trong được dẫn qua bể lọc nano dạng khô. Bể lọc áp lực là loại bể lọc nhanh kín, thường được chế tạo bằng thép có dạng hình trụ đứng và hình trụ ngang. Ưu điểm của việc sử dụng bể lọc áp lực so với các bể lọc chậm, bể lọc nhanh phổ thông, bể lọc hai chiều, bể lọc hạt lớn, …. là:

Phù hợp với công suất trạm.

Tiết kiệm diện tích sử dụng.

Thiết bị cơ động, dễ dàng vận chuyển và thay đổi vị trí.

Lưu lượng nước xử lý ổn định.

Thời gian rửa lọc nhanh.

Hiệu suất xử lý cao.

Xử lý nước thải rỉ rác
g. Bể Nano dạng khô

Nước thải sau khi qua bể lọc áp lực sẽ đi vào bể bể nano dạng khổ để loại bỏ triệt để các chất lơ lửng còn sót lại trong nước, và khử trùng nước thải

Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải theo quy định hiện hành của pháp luật. Lượng nước này được sử dụng để làm mát máy móc trong nhà máy.

Hãy gọi Công ty môi trường Ngọc Lân đđược tư vấn min phí.

Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả !

Xem thêm: