Xử lý nước thải khu công nghiệp bằng công nghệ unitank
Xử lý nước thải khu công nghiệp bằng công nghệ Unitank
Cả nước hiện có khoảng trên 200 khu công nghiệp (KCN) khu chế xuất (KCX) đã được Chính phủ phê duyệt, chưa kể đến các cụm công nghiệp và các làng nghề do địa phương thành lập. Các KCN có quy mô thường là 100 ha đến 1.000 ha rải khắp các tỉnh thành trong cả nước. Trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh nguồn nước thải cần xử lý để tránh gây ô nhiễm môi trường.
I. Sơ đồ nguyên tắc hệ thống thoát nước khu công nghiệp
Xử lý nước thải khu công nghiệp bằng công nghệ unitank gồm hai loại nước thải cần xử lý chính:
Nước thải sinh hoạt từ các khu văn phòng và nước thải sản xuất từ các nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp. Đặc tính nước thải sinh hoạt thường là ổn định so với nước thải sản xuất. Nước thải sinh hoạt ô nhiễm chủ yếu bởi các thông số BOD5, COD, SS, Tổng N, Tổng P, dầu mỡ – chất béo. Trong khi đó các thông số ô nhiễm nước thải công nghiệp chỉ xác định được ở từng loại hình và công nghệ sản xuất cụ thể. Nếu không xử lý cục bộ mà chảy chung vào đường cống thoát nước, các loại nước thải này sẽ gây ra hư hỏng đường ống, cống thoát nước. Vì vậy, yêu cầu chung đối với các nhà máy, xí nghiệp trong các khu công nghiệp cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải để xử lý sơ bộ trước khi xả nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. Nguồn nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của các đơn vị trong KCN chảy về hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp nhằm xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường bao gồm:
– Nước thải sản xuất từ các nhà máy;
– Nước thải sinh hoạt từ các nhà máy;
– Nước thải là nước mưa chảy tràn;
– Nước thải từ công tác chữa cháy, rửa thiết bị, vệ sinh nhà xưởng.
Hệ thống thoát nước trong KCN được thiết kế theo hai hệ thống riêng:
– Hệ thống thoát nước mưa và nước thải công nghiệp quy ước sạch;
– Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp;
Các công trình xử lý cục bộ ở các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp đối với nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp với nhiệm vụ xử lý đạt tới giá trị nồng độ theo quy chế KCN là nguồn loại B (QCVN24:2009/BTNMT).
II. Các thông số nước thải đầu vào và ra của KCN.
III. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp bằng công nghệ unitank.
IV. Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp bằng công nghệ unitank.
Nước thải sau khi được xử lý cục bộ tại từng nhà máy được thu gom bởi hệ thống hố ga, cống rãnh lần lượt chảy qua song chắn rác thô (nhằm loại bỏ các rác có kích thước lớn hơn 15mm) rồi về hầm tiếp nhận.
Nước từ hầm tiếp nhận được bơm lên song chắn rác tinh nhiệm vụ lược bớt một phần chất rắn hữu cơ có trong nước thải của nhà bếp hay các loại rác có kích thước nhỏ. Qua SCR tinh này, SS có thể giảm được 4% so với lúc ban đầu , tương ứng BOD của sẽ giảm 4%. Sau khi qua song chắn rác tinh, nước thải sẽ chảy vào bể gạt váng dầu và chảy vào bể điều hòa. Bể này có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước thải, giảm thể tích các công trình phía sau và tăng hiệu quả xử lý cho các công trình phía sau. Để giảm bớt mùi hôi, ta sục khí liên tục vào bể.
Nước thải sau khi qua bể điều hòa được bơm lên sang bể phản ứng. Tại bể phản ứng, hóa chất hiệu chỉnh môi trường và hoá chất keo tụ được châm vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hệ thống cánh khuấy với tốc độ lớn được lắp đặt trong bể, các hóa chất được hòa trộn nhanh và đều vào trong nước thải. Hóa chất keo tụ và các chất ô nhiễm trong nước thải tiếp xúc, tương tác với nhau, hình thành các bông cặn nhỏ li ti trên khắp diện tích và thể tích bể. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông. Tại bể keo tụ tạo bông, hóa chất trợ keo tụ được châm vào bể với liều lượng nhất định. Dưới tác dụng của hóa chất này và hệ thống motor cánh khuấy với tốc độ chậm, các bông cặn li ti từ bể phản ứng sẽ chuyển động, va chạm, dính kết và hình thành nên những bông cặn tại bể keo tụ tạo bông có kích thước và khối lượng lớn gấp nhiều lần các bông cặn ban đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng ở bể lắng. Hỗn hợp nước và bông cặn hữu dụng tự chảy sang bể lắng 1. Nước thải sau lắng sẽ chảy qua máng răng cưa và vào mương trung hòa rồi chảy được bơm luân phiên vào bể Unitank.
Tại bể Unitank, quá trình xử lí sinh học hiếu khí lơ lững được thực hiện. Trong bể Unitank diễn ra quá trình oxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ hoà tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí. Vi sinh vật sẽ tiêu thụ các chất hữu cơ trong nước thải để sinh trưởng. Vi sinh vật phát triển thành quần thể dạng bông bùn dễ lắng và được lắng ngay trong bể.
UNITANK là hệ thống hiếu khí xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính cho phép xử lý tất cả các loại nước thải công nghiệp và sinh hoạt.
Cấu tạo đơn giản nhất của một hệ thống UNITANK là một khối bể hình chữ nhật được chia làm ba ngăn. Ba ngăn này thông thuỷ với nhau bằng cửa mở ở phần tường chung. Mỗi ngăn được lắp một thiết bị sục khí. Hai ngăn ngoài có thêm hệ thống máng tràn nhằm thực hiện cả hai chức năng vừa là bể Aeroten (sục khí) và bể lắng. Nước thải được đưa vào từng ngăn. Nước sau xử lý theo máng tràn ra ngoài; bùn sinh học dư cũng được đưa ra khỏi hệ từ hai ngăn ngoài.
Tùy thuộc vào lưu lượng, tính chất nước thải ban đầu và yêu cầu mức độ xử lý có thể lựa chọn một trong những hệ UNITANK phù hợp như: UNITANK đơn; đôi; một bậc hiếu khí; hai bậc hiếu khí; hai bậc yếm khí –hiếu khí.
Hoạt động
Cũng giống như hệ thống bùn hoạt tính truyền thống, hoạt động của hệ thống UNITANK là liên tục. Ngoài ra, UNITANK còn làm việc theo một chu trình tuần hoàn bao gồm hai pha chính và hai pha trung gian nối tiếp nhau cho phép xử lý được liên tục mà không cần bể lắng riêng và hồi lưu bùn vào bể sục khí. Quá trình hoạt động này được tự động hoá hoàn toàn.
Mô tả chu trình
+ Pha chính thứ nhất
Nước thải được nạp vào ngăn A. Lúc này, ngăn A đang sục khí. Nước thải vào sẽ được hoà trộn với bùn hoạt tính. Các hợp chất hữu cơ được hấp thụ và phân huỷ một phần. Quá trình này gọi là sự tích luỹ. Từ ngăn A, hỗn hợp bùn lỏng (nước + bùn) chảy qua ngăn B và tiếp tục được sục khí. Bùn sẽ phân huỷ nốt các chất hữu cơ đã được hấp thụ ở ngăn A. Chúng ta gọi quá trình này là sự tái sinh. Cuối cùng, hỗn hợp bùn lỏng tới ngăn C. Ở đây không sục khí và không khuấy trộn. Trong điều kiện tĩnh lặng, các hạt bùn lắng xuống do trọng lực, còn nước trong được thu ra bằng máng tràn. Bùn sinh học dư được loại bỏ tại ngăn C. Để tránh sự lôi cuốn bùn từ A, B và tích luỹ ở C, hướng dòng chảy sẽ được thay đổi sau 120 – 180 phút (sự chuyển pha).
+ Pha trung gian thứ nhất
Mỗi pha chính được tiếp nối bằng một pha trung gian. Chức năng của pha này là chuyển đổi ngăn sục khí thành ngăn lắng. Nước thải được nạp vào ngăn B và cả hai ngăn A, C đều đang trong quá trình lắng. Trong thời gian này, pha chính tiếp theo (với hướng dòng chảy ngược lại) được chuẩn bị, bảo đảm cho sự phân tách tốt, dòng ra sạch.
+ Pha chính thứ hai
Pha này tương tự như pha chính thứ nhất với dòng chảy ngược lại. Nước thải được nạp vào ngăn C, chảy qua B tới A. Ngăn A bây giờ đóng vai trò là ngăn lắng (không sục khí, không khuấy trộn).
+ Pha trung gian thứ hai
Pha này đối nghịch với pha trung gian thứ nhất. Ngăn sục khí C bây giờ sẽ chuyển thành ngăn lắng trong khi ngăn A đang ở phần cuối của quá trình lắng và ngăn B sục khí.
Pha này chẩn bị cho hệ thống bước vào pha chính thứ nhất và bắt đầu một chu trình mới.
Sơ đồ hoạt động
Hình Sơ đồ hoạt động của Unitank
Ưu điểm
Cấu trúc chắc gọn, là một khối các ngăn bằng betong liền nhau cho phép tiết kiệm tối đa diện tích và vật liệu xây dựng. Tổng diện tích mặt bằng cho xây dựng chỉ cần khoảng 50% so với công nghệ bùn hoạt tính thông thường. Trong điều kiện khan hiếm đất như hiện nay thì đây là ưu điểm nổi bật nhất.
Kết hợp chức năng oxy hoá và chức năng sa lắng tách bùn trong cùng một bể nên không cần hồi lưu bùn.
Quá trình xử lý linh hoạt theo chương trình và có thể điều chỉnh nên rất phù hợp với các loại nước thải có tính chất đầu vào hay thay đổi.
Vận hành hoàn toàn tự động, đảm bảo chất lượng ổn định của nước thải đã xử lý, dẫn đến chi phí vận hành thấp. Dễ dàng mở rộng các chức năng khử N, P.
Tại bể khử trùng nước thải được châm dung dịch NaOCl với liều lượng nhất định để tiệt trùng nước trước khi xả ra hồ sinh học.
Trạm xử lý nước thải khu công nghiệp xử lý nước thải đạt cột A QCVN40:2011/BTNMT được phép xả thải ra môi trường.
Hãy gọiCông ty môi trường Ngọc Lân để biết thêm về Xử lý nước thải khu công nghiệp bằng công nghệ unitank.
Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả !
Xem thêm: