>

- Product Rating -

Xử lý nước thải dệt nhuộm công nghệ mới

Công ty môi trường Ngọc Lân nhận Xử lý nước thải dệt nhuộm công nghệ mới, hiện đại, chất lượng cao, giá thành hợp lý. LH 0905555146

Ở nước ta, ngành dệt nhuộm là ngành mang về lợi nhuận kinh tế rất cao và là một trong số các ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Hiện nay xử lý nước thải dệt nhuộm đang là một thách thức lớn trong việc đầu tư và lựa chọn công nghệ thích hợp. Công ty môi trường Ngọc Lân với nhiều năm kinh nghiệm trong xử lý nước thải đã đưa ra biện pháp xử lý nước thải dệt nhuộm theo công nghệ mới, hãy liên hệ với công ty chúng tôi nếu quý khách có nhu cầu.

TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Những người trong nghề hay hoạt động liên quan đến lĩnh vực này thì ai cũng biết Bá tước Hilaire Bernigaud de Chadonnet được coi là cha đẻ của ngành dệt sợi hóa học (chemical fibres). Năm 1856, Perkin đã đặt nền móng cho ngành thuốc nhuộm tổng hợp bằng việc đã tổng hợp thành công thuốc nhuộm từ anilin lấy từ nhựa than đá và ngành công nghiệp nhuộm bắt nguồn từ đây.

mau-xu-ly-nuoc-thai-det-nhuom

Quy trình dệt nhuộm cơ bản: Làm sạch nguyên liệu => Chải => Kéo sợi thành ống, mắc sợi => Hồ sợi => Rũ hồ => Nấu vải => Tẩy trắng => Giặt => Làm bóng => Nhuộm => In hoa => Giặt => Hoàn tất, văng khổ => Thành phẩm.

Nguồn nước phát thải trong công nghiệp dệt nhuộm là các công đoạn hồ sợi, rũ hồ, nấu tẩy, tẩy trắng, làm bóng, nhuộm, in và hoàn tất. Các chất gây ô nhiễm và đặc tính cần quan tâm trong xử lý nước thải dệt nhuộm ta tham khảo bảng sau:

Quá trình sản xuất thì không thể tránh khỏi việc đi đôi với phát sinh chất ô nhiễm, xử lý nước thải dệt nhuộm là một trong những loại nước thải mà nó biến động theo thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng,…) và chứa nhiều các loại hóa chất độc hại khác nhau về thuốc nhuộm, chất tạo môi trường, chất hoạt động bề mặt,… được phân thành các nhóm sau:

–         Chất gây độc: Natri carbonat; Natri sunfur; Formandehyte,… halogen hữu cơ độc hại đưa vào nước thải từ một số thuốc nhuộm hoàn nguyên, phân tán, pigment,…

–         Các chất khó phân hủy sinh học: mạch ethylenoxit, polymer tổng hợp, silicon… phần lớn là các chất làm mềm vải, các chất tạo phức trong xử lý hoàn tất, thuốc nhuộm và chất tẩy trắng.

–         Các chất ít độc và có thể phân hủy sinh học: các ankyl mạch thẳng; acid acetic, xơ sợi,…

Tải lượng ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều loại sợi thuộc thiên nhiên hay tổng hợp, công nghệ nhuộm (nhuộm gián đoạn hoặc liên tục), công nghệ in và độ hòa tan của hóa chất sử dụng. Khi hòa trộn nước thải của các công đoạn, thành phần nước thải có thể khái quát chung như sau:

–         Thuốc nhuộm: bình quân khoảng 2,5% khối lượng vải

–         Hóa chất, chất tẩy, chất trợ: bình quân khoảng 28% khối lượng vải

–         Các loại vải: khoảng 45% trọng lượng vải.

Qua những số liệu cho thấy nước thải ngành dệt nhuộm rất độc cho hệ sinh thái nước. Từ các chỉ tiêu pH, BOD, COD, Độ màu, nhiệt độ tất cả đều gây hại đến đời sống thủy sinh, ảnh hưởng quá trình quang hợp, giảm oxy hòa tan,… và còn nhiều tác động đến môi trường nếu không được quan tâm xử lý triệt để nước thải dệt nhuộm.

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Có nhiều phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm đã được nghiên cứu và ứng dụng nhưng có nhiều phương pháp chưa đạt hiệu quả cao do công nghệ phức tạp hoặc chi phí đầu tư và vận hành quá lớn. Ta có các phương pháp cơ học, hóa học, hóa lý hoặc sinh học. Ta không nói nhiều về cơ học (chắc cái này đơn giản đối với các bạn rồi). Còn về hóa học (đó là trung hòa hoặc oxy hóa – khử), trung hòa nước thải dệt nhuộm thì sinh ra bùn, oxy hóa khử thì tốn hóa chất. Ta sẽ nói nhiều hơn về hai phương pháp hóa lý và phương pháp sinh học để xử lý nước thải dệt nhuộm.

–         Hóa lý: keo tụ tạo bông hoặc trích ly

+ Keo tụ tạo bông: tức là ta cho hóa chất (hóa chất keo tụ) vào trong nước thải dệt nhuộm để hóa chất phản ứng với các chất ô nhiễm (có các thiết bị khuấy trộn) thì sẽ tạo ra cặn lơ lửng và nhờ các hóa chất trợ keo tụ (cát, silicat hoạt tính hoặc polymer) để tạo thành các bông cặn và lắng bằng trọng lực (ở bể lắng hóa lý).

+ Trích ly: Phương pháp này thường làm sạch nước thải chưa phenol, dầu, acid hữu cơ,… chỉ thực hiện khi nồng độ chất thải > 3 – 4 g/l. Phương pháp phải được so sánh giữa chi phí bỏ ra và thành phẩm thu được.

–        Sinh học: có quá nhiều công trình xử lý nào là bùn hoạt tính Aerotank, sinh học từng mẻ SBR, hồ sinh học, MBBR… nhưng nhìn chung thì đều dựa trên cơ sở hoạt động phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật để xử lý chất hữu cơ trong xử lý nước thải dệt nhuộm.

Người ta có thể sử dụng hóa lý, sinh học hoặc cả hai kết hợp tùy theo yêu cầu và tính chất nước thải trong quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm. Qua quá trình tiếp xúc thực tế tôi nhận thấy ra vấn đề mà bạn đọc cần quan tâm là mình áp dụng phương pháp nào trước và cái nào sau. Trên thực tế có những công trình được thiết kế để xử lý nước thải dệt nhuộm là hóa lý trước rồi xử lý sinh học sau nhưng có trường hợp ngược lại là sinh học trước và xử lý hóa lý sau. Vậy theo bạn thì bạn chọn trường hợp nào?

Theo tôi thì ta phải sử dụng hóa lý trước rồi mới đến các công trình sinh học. Vì nếu nhìn vào các chỉ tiêu trên nếu ta lấy tỉ lệ giữa BOD/COD thì nó sẽ <0,5. Theo nguyên tắc thì nếu tỉ lệ BOD/COD< 0,5 thì ta phải tiến hành xử lý hóa lý trước. Trong xử lý nước thải dệt nhuộm tải lượng ô nhiễm rất lớn nhất là COD và độ màu, nếu không qua xử lý mà cho vào công trình sinh học thì sẽ dễ bị sốc tải, vi sinh không hoạt động và sinh trưởng phát triển vì thế công trình sinh học không xử lý được. Mà xử lý hóa lý chỉ đạt được tối đa 40-50% chỉ tiêu BOD, như vậy vẫn chưa xử lý triệt để hàm lượng các chất ô nhiễm

XỬ LÝ MÀU TRONG NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Ngoài các chỉ tiêu như COD, BOD, SS, nhiệt độ, pH thì độ màu là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong vấn đề xử lý nước thải dệt nhuộm.

Việc xử lý màu có khá nhiều phương pháp khác nhau nhưng nhìn chung chủ yếu là phương pháp thường được nhắc đến là sử dụng ozone, phương pháp hấp phụ, hóa chất khử màu, điện phân, sử dụng enzyme…

–         Phương pháp ozone: là phương pháp trên mặt lý thuyết thì có vẻ hợp lý nhưng đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn nguyên nhân là do ozone oxy hóa được cả thuốc nhuộm và các chất hữu cơ. Vì vậy nếu chất hữu cơ trong nước thải lớn thì đòi hỏi lượng ozone phải đủ lớn để xử lý màu thuốc nhuộm (nước có độ màu 400 Pt-Co cần 30g ozone/m3 nước thải/2 giờ, 2,6 triệu đồng/g ozone, sáu tháng thay điện cực lần) tuy nhiên trong quá trình thí nghiệm tôi sử dụng ozone kết hợp cả UV không hẳn đã xử lý được màu nước thải như ta thường nhắc đến.

–         Phương pháp plasma, điện phân: hiện có vài trường đại học như ĐHTN, SPKT hợp tác với tôi nghiên cứu song vẫn ở dạng đề tài nghiên cứu bởi chi phí đầu lớn cho điện cực và thiết bị hoặc chi phí vận hành quá lớn không mang lại lợi ích kinh tế.

–         Phương pháp hấp phụ: người ta thường dùng than hoạt tính, than nâu hoặc đất sét biến tính,… Tuy nhiên khi dùng phương pháp này thì nồng độ, bản chất,… sẽ quyết định thời gian và tốc độ hấp phụ, vì vậy ta không thể kiểm soát được, ngoài ra than hoạt tính có giá thành cao và nếu sử dụng than bột thì rất khó lắng (tức là phải xử lý thứ cấp).

–         Hóa chất khử màu: hiện nay có rất nhiều hóa chất khử màu khác nhau trên thị trường và hầu hết các loại hóa chất này đều xuất xứ từ nước ngoài và phải nhập khẩu về Việt Nam vì vậy giá thành rất cao vì vậy gây khó khăn cho nhà đầu tư rất nhiều. Vì thế hiện nay ở Việt Nam cũng cho ra đời hóa chất khử màu với hiệu quả khá cao, giá thành tương đối, sử dụng đơn giản để xử lý màu nước thải dệt nhuộm được nghiên cứu từ công ty môi trường Ngọc Lân có tên là HANO Ngọc Lân.

CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ MÀU NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM TRONG CẦN NGHIÊN CỨU THÊM TRONG TƯƠNG LAI

–         Dùng công nghệ Plasma: đây là công nghệ có hiệu quả xử lý rất cao và được các nước như Nhật, Hàn sử dụng nhiều song ở VN chúng ta cần nghiên cứu cải tiến để thay thế điện cực, bộ nguồn cho máy nhập ngoại bằng nguyên liệu trong nước để giá thành rẻ hơn.

–         Công nghệ sóng siêu âm: công nghệ này được các nước phát triển sử dụng nhiều trong xử lý màu nước thải, tuy nhiên vấn đề gặp phải vẫn là thiết bị phải nhập ngoại bởi vật liệu chế tạo máy là các vật liệu có cấu trúc Nano như TiO2, TiO2/SiO2

–         Công nghệ điện phân: Tôi đã và đang tiến hành thực nghiệm với đề tài nghiên cứu này, tuy nhiên vẫn lay hoay với bài toán chi phí vận hành bởi chi phí quá cao dù đã khử màu được 86%.

LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TỐI ƯU ĐỂ XỬ LÝ NƯỚC THẢI DỆT NHUỘM

Nước thải dệt nhuộm thường có biến động hay thành phần tính chất phức tạp như thế nào đi nữa thì nó cũng có những chỉ tiêu cơ bản và khoảng giá trị nhất định như bảng tính chất nước thải đã nêu ở trên. Với những thông số như thế ta sẽ tiến hành thành lập quy trình công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm như sau:

Phân tích quy trình:

–         SCR tinh để loại các tạp chất lơ lửng kích thước nhỏ như sơ, sợi,…

–         Tháp giải nhiệt để giảm nhiệt độ thuận lợi cho các công trình phía sau

–         Bể trung hòa nhằm cân bằng pH thích hợp cho quá trình phản ứng, keo tụ tạo bông. Tại đây sẽ lắp đặt pH Controler để có điều chỉnh chính xác.

–         Bể MBBR để xử lý sinh học với các giá thể lơ lửng khắp bể tăng khả năng xử lý hơn so với một số công trình sinh học khác.

–         Dùng hóa chất HANO Ngọc Lân để khử màu tại bể trung gian + khử màu với hiệu suất khử màu cao. Đồng thời điều chỉnh lưu lượng trước khi cho vào lọc áp lực.

Để hiểu rõ hơn về giải pháp tối ưu này, hãy liên lạc với công ty môi trường Ngọc Lân chúng tôi bạn sẽ được tư vấn miễn phí về công nghệ xử lý cũng như hóa chất khử màu và tham quan các công trình thực tế. Chúc quý khách một ngày làm việc thật vui vẻ và thành công!

 

Xem thêm:

                         Tác giả: Bùi Hòa