>

Xử lý nước thải mía đường

Công ty môi trường Ngọc Lân nhận Xử lý nước thải mía đường, công nghệ hiện đại, chất lượng cao, giá thành hợp lý. LH 0905555146

Xử lý nước thải mía đường

 

1. Tổng quan về xử lý nước thải mía đường:

Nước thải của ngành công nghiệp mía đường luôn chứa một lượng lớn các chất hữu cơ bao gồm các hợp chất của cacbon, nitơ, phốtpho. Các chất này dễ bị phân hủy bởi các vi sinh vật, gây mùi thối làm ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.

Phần lớn chất rắn lơ lửng có trong nước thải ngành công nghiệp đường ở dạng vô cơ. Khi thải ra môi trường tự nhiên, các chất này có khả năng lắng và tạo thành một lớp dày ở đáy nguồn nước, phá hủy hệ sinh vật làm thức ăn cho cá. Lớp bùn lắng này còn chứa các chất hữu cơ có thể làm cạn kiệt oxy trong nước và tạo ra các loại khí như H2S, CO2, CH4. Ngoài ra, trong nước thải còn chứa một lượng đường khá lớn gây ô nhiễm nguồn nước.

2. Đặc trưng của xử lý nước thải nhà máy đường

Đặc trưng lớn nhất của nước thải nhà máy đường là có giá trị BOD cao và dao động nhiều

a. Bảng BOD5 trong xử lý nước thải ngành công nghiệp đường

Bảng mía đường

Phần lớn chất rắn lơ lửng là chất vô cơ. Nước rửa mía cây chủ yếu chứa các hợp chất vô cơ. Trong điều kiện công nghệ bình thường, nước làm nguội, rửa than và nước thải từ các quy trình khác có tổng chất rắn lơ lửng không đáng kể. Chỉ có một phần than hoạt tính bị thất thoát theo nước, một ít bột trợ lọc, vải lọc do mục nát tạo thành các sợi nhỏ lơ lửng trong nước. Nhưng trong điều kiện các thiết bị lạc hậu, bị rò rỉ thì hàm lượng các chất rắn huyền phù trong nước thải có thể tăng cao.

b. Bảng tổng kết chất lượng xử lý nước thải nhà máy đường

Bảng tổng kết chất lượng mía đường

3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải mía đường

Mô hình hệ thống xử lý nước thải mía đường

4. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải mía đường

Nước thải sản xuất được dẫn theo đường thoát nước riêng ra hệ thống xử lý nước thải. Dòng thải sau khi qua song chắn rác (SCR) ở đầu mỗi cống thu chảy qua bể lắng cát được đặt âm sâu dưới đất, ở đây sẽ giữ lại cát và các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn để đảm bảo sự hoạt động ổn định của các công trình xử lý tiếp theo. Phần rác thải thu được có thể dùng để sản xuất giấy, phân bón,…

Nước thải sau khi lắng cát sẽ tự chảy qua hầm tiếp nhận. Tiếp theo, nước thải được bơm qua bể điều hòa. Tại đây, lưu lượng và nồng độ nước thải ra sẽ được điều hòa ổn định. Trong bể, hệ thống máy khuấy sẽ trộn đều nhằm ổn định nồng độ các hợp chất trong nước thải, giá trị pH sẽ được điều chỉnh đến thông số tối ưu để quá trình xử lý sinh học hoạt động tốt.

Nước thải được bơm từ bể điều hòa vào bể UASB, các hợp chất hữu cơ sẽ được phân hủy bằng bùn vi sinh kỵ khí. Khí sinh học được thu gom ở đầu ra của bể UASB giữ lại làm biogas, phần nước đã được giảm bớt tải lượng chất hữu cơ tự chảy qua aerotank để xử lý hiếu khí . Tại đây, khí được thổi vào bể bằng các đĩa phân phối khí nhằm tăng cường sự xáo trộn chất bẩn và cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí, đồng thời giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng. Lượng vi sinh vật hiếu khí sẽ được bổ sung bằng cách tuần hoàn bùn từ bể lắng.

Nước thải sau khi được xử lý hiếu khí từ aerotank được dẫn vào bể lắng. Bùn hoạt tính lắng xuống đáy bể dưới tác dụng của trọng lực, một phần bùn được tuần hoàn lại bể aerotank, phần còn lại sẽ được bơm vào bể chứa bùn và đem đi xử lý.Tiếp theo, nước trong từ máng thu nước aerotank được bơm qua bể lọc áp lực rồi khử trùng và lọc áp lực trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.

5. Ưu, nhược điểm công nghệ xử lý nước thải mía đường hiện hữu:

a. Ưu điểm:

• Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải

b. Nhược điểm:

• Nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý chưa đạt quy chuẩn hiện hành;

• Hiệu quả khử SS thấp nên vi sinh dễ bị “shock” tải lượng;

• Diện tích sử dụng lớn.

Hãy liên hệ Công ty môi trường Ngọc Lân để được tư vấn, cải tạo, thiết kế (chúng tôi có nhận vận hành trọn gói với giá rẻ) để hệ thống Xử lý nước thải mía đường có tính bền vững, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Chúc các bạn có một ngày làm việc vui vẻ và hiệu quả !